Vụ taxi đâm văng 2 người rồi bỏ chạy: Nếu bạn có mặt trong đêm hôm ấy, bạn có dừng lại để giúp đỡ?
Đồng Nai: Bắt quả tang 1 cơ sở giết mổ heo lậu / Đắk Nông; Bí thư tỉnh chỉ đạo xử lý vụ phát hiện thêm hàng chục m3 gỗ khai thác trái phép
Đôi nam nữ ngã sõng soài sau cú va chạm bất ngờ với chiếc taxi cùng chiều. Đầu cô gái đập mạnh vào vỉa hè khiến cô nằm bất tỉnh, anh thanh niên cầm lái cũng mất nhận thức, nằm co giật trông đầy đau đớn. Tài xế taxi dừng xe, mở cửa bước xuống xem xét rồi nhanh chóng lặng lẽ rời đi, để lại đôi nam nữ đang nguy kịch nằm giữa đêm khuya giá lạnh.
17 chiếc xe đi qua và chỉ một chiếc ghé lại.
Cô gái không qua khỏi, anh chàng thanh niên may mắn sống sót nhưng có lẽ phần đời còn lại cũng không còn tươi sáng. Chúng ta có lẽ không nên tranh cãi chuyện đúng sai vào lúc này, đã có người chết, có người nguy kịch và có người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Những cuộc tranh cãi đúng sai nổ ra bây giờ nếu không muốn nói là thiếu tử tế, thì cũng đầy vô nghĩa và chẳng giải quyết vấn đề gì.
Tôi luôn tự hỏi nếu được đặt vào hoàn cảnh đó, bản thân sẽ làm gì? Luôn có một sự không rõ ràng, giằng xé giữa việc chọn "cứu" hay "bỏ đi". Không hề xuất hiện ngay lập tức một câu trả lời rõ ràng nào cả và nó thật tệ vì ngay cả khi đã liên quan đến mạng người, tôi vẫn chẳng thể đưa ra lựa chọn dứt khoát.
Nhiều người dừng lại bàn tán sau đó cũng rời đi (Ảnh cắt từ clip)
Tôi được dạy rằng “người lạ” là một thế lực gì đó thù địch và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khi còn bé, bố mẹ dặn không được nhận quà của người lạ, không được tin tưởng người lạ hay thậm chí là không được nói chuyện với họ. Kể cả khi đã lớn, khi chuẩn bị bước ra một thành phố xa xôi để bắt đầu cuộc sống đại học, cả gia đình, bạn bè, người thân và cả những người lạ trên mạng xã hội cũng bảo tôi rằng “hãy cẩn thận với người lạ”.
Mọi người dặn tôi luôn phải cảnh giác lúc đi bộ ngoài đường, lúc chạy xe, khi đi xe bus, lúc đi ăn, lúc đi xin việc làm… Mọi người cũng dặn tôi rằng khi gặp chuyện gì đó bất thường, tốt nhất hãy bỏ đi vì "đó không phải chuyện của mình", rằng nếu có tai nạn thật, sẽ có một ai đó khác giải quyết. Tôi cũng được nghe đến nhiều câu chuyện giúp người gặp nạn nhưng lại bị dàn cảnh cướp giật, hay chuyện bị đánh vì hiểu nhầm rằng là kẻ gây ra tai nạn, hay thậm chí là phải chịu trách nhiệm pháp lý chỉ vì dừng lại giúp đỡ.
Tất cả những câu chuyện trên vẽ ra cho tôi một viễn cảnh không mấy tươi sáng về cuộc sống quanh mình, và cách giải quyết tốt nhất cho tất cả mọi chuyện dường như là mặc kệ. Nếu có tai nạn thật, ắt hẳn ai đó sẽ đứng ra giúp đỡ, còn nếu đó là tai nạn giả thì thật may rằng mình không phải là nạn nhân.
Tôi không nghĩ mình nằm trong nhóm thiểu số khi mang theo những suy nghĩ này, và khi ai cũng nghĩ "chắc sẽ có người khác giúp", kết quả là chẳng còn ai đứng ra giúp đỡ cả. Kết quả là có những người đã phải bỏ mạng chỉ vì sự vô tâm của đồng loại.
Tâm lý học gọi hiện tượng này là "hiệu ứng người ngoài cuộc". Khi xuất hiện tình huống khẩn cấp, càng nhiều người chứng kiến thì càng ít người can thiệp. Khi đó, trách nhiệm chia đều lên tất cả mọi người và không ai cảm thấy thật sự cấp thiết phải ra tay giúp đỡ. Bên cạnh đó, ở những tình huống cấp thiết, mọi người thường hoảng loạn và nhìn xem những người xung quanh làm gì. Khi họ thấy đám đông không phản ứng gì, họ cũng cho rằng có thể mình cũng không cần phải làm gì.
Hiệu ứng "người ngoài cuộc" khi kết hợp với những câu chuyện không mấy sáng sủa về "người lạ" khiến cho việc ra tay cứu giúp người gặp nạn đôi lúc bị trì hoãn.
Khi ai cũng nghĩ "chắc sẽ có người khác giúp", kết quả là chẳng còn ai đứng ra giúp đỡ cả
Hôm nọ, con trai tôi đi học về, hỏi rằng: "Điều gì khiến một con người là một con người?". Tôi bảo rằng đó là sự hi sinh vì đồng loại. Hi sinh ở đây không có nghĩa là phải bỏ mạng vì ai đó, hay vì một lý tưởng cao xa nào đó. Hi sinh ở đây đơn giản chỉ là bỏ chút công sức, chút thời gian, chút tiền bạc giúp đỡ ai đó.
Chúng ta thường tự nguyện hi sinh cho con cái, vợ chồng, ba mẹ, người thân, bạn bè... Nhưng chúng ta đang dần bớt đi sự hi sinh cho đồng loại. Có lẽ một phần cũng vì những bài học cuộc sống khắc nghiệt mà ta được nghe, được dạy.
Nhưng rồi tôi chợt nghĩ, nếu một ngày nào đó vợ mình, con mình hay chính bản thân mình lâm vào một hoàn cảnh khó khăn nào đó và chẳng ai ra tay giúp đỡ, thì mọi chuyện sẽ tệ như thế nào nhỉ? Và liệu tôi có quyền được oán trách không, khi chính mình cũng đi theo lối hành xử đầy toan tính ấy?
Bé Xuka, con của cô gái xấu số trong vụ tai nạn, sẽ phải lớn lên mà thiếu bóng mẹ và gia cảnh khó khăn.
Mọi thứ có lẽ đã khác nếu chỉ cần một ai đó dừng lại giúp đỡ!
Mọi thứ có lẽ đã khác nếu chúng ta vô tư hơn và tử tế hơn với nhau một chút!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc