Du lịch nông nghiệp: Hướng phát triển bền vững của du lịch Quảng Bình
Những điểm du lịch Quảng Bình mê hoặc lòng người / Du lịch Quảng Bình hối hả chuẩn bị đón khách trở lại sau lũ
Đối với một địa phương như Quảng Bình, lâu nay du lịch chú trọng vào di sản của thiên nhiên, nhưng nếu không phát triển thêm các loại hình như du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp… thì mới mang lại giá trị bèn vững. Và câu chuyện du lịch nông nghiệp đang được người dân nơi đây có hướng đầu tư bài bản đang thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Tuy nhiên để có hướng đi đúng và dài hơi thì cần một bàn tay quy hoạch, định hướng và tập huấn… để không manh nhúm, và thiếu tính chuyên nghiệp.
Trang trại Đồng Soi, Quảng Bình kết hợp làm du lịch nông nghiệp.
Ông Võ Trung Tuấn, Giám đốc HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp sạch Hưng Loan (thôn Tú Loan 1, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch) cho biết: “Trang trại nông nghiệp của tôi có diện tích hơn 5ha, trong mấy năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường và nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, gia đình tôi đã đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng các loại cây như: Dưa vàng, dưa lưới, mướp đắng, dưa leo, các loại hoa, cây ăn quả và các loại rau. Mỗi năm, trang trại của ông cũng thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, chụp ảnh, nhất là trong những ngày nghỉ, dịp lễ, Tết.
Ông Tuấn cho biết:“Các sản phẩm nông nghiệp của trang trại ngoài xuất bán ra thị trường, còn có nguồn thu lớn từ khách du lịch. Hầu hết khách đến tham quan, chụp ảnh, sau khi ra về đều mua rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của trang trại để làm quà và sử dụng.
Trang trại nông nghiệp Đồng Soi, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch do 4 thanh niên địa phương Trần Quốc Việt, Trần Anh Phú, Trần Tuấn Hải, Trần Văn Khanh lập từ cuối năm 2018. Là những người bạn cùng làng, cùng ý tưởng lập nghiệp, những thanh niên này đã lập nên trang trại Đồng Soi để kết hợp làm du lịch.
Anh Trần Quốc Việt cho biết, nhóm đã thuê hơn 1,4ha đất nông nghiệp của bà con trong thôn để làm trang trại và trồng các loại hoa, đào ao thả cá, chăn nuôi trâu bò, nuôi cừu, trồng táo, na Thái, chanh tứ quý…
“Từ trang trại nông nghiệp này, những ngày cao điểm, chúng tôi đã đón được hơn 1.200 lượt khách đến tham quan với giá vé 30.000 đồng/lượt người. Ngoài là điểm đến tham quan, chụp ảnh của khách du lịch, trang trại Đồng Soi còn là nơi thu hút các gia đình, nhóm bạn tổ chức tiệc cưới, đính hôn, sinh nhật.
Du lịch nông nghiệp hướng đi bền vững phát triển du lịch xanh.
Hướng đi nào cho du lịch nông nghiệp?
Quảng Bình rất có nhiều tiềm năng và triển vọng để phát triển du lịch nông nghiệp nhưng để có thể “đi một chặng đường dài”, thì vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai, lũ lụt miền Trung, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt 1.850.000 lượt khách, giảm 66,3% so với kế hoạch và giảm 63% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 2.127 tỷ đồng, giảm giảm 66,3% so với kế hoạch và giảm 63% so với cùng kỳ năm 2019.
Có thể nói, việc hình thành các điểm du lịch nông nghiệp tại Quảng Bình là tín hiệu đáng mừng, nhưng trên thực tế, không phải điểm du lịch nông nghiệp nào cũng am hiểu về du lịch để có thể phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp. Vậy làm gì để tìm hướng đi hiệu quả cho du lịch nông nghiệp? Chính cách làm mới đã thay đổi cách nghĩ và cách nhìn nhận đối với tư duy sản xuất xưa cũ, những mô hình du lịch nông nghiệp đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trước đây
Theo nhiều đánh giá, hiện nay, người dân đô thị sẽ ngày càng mong muốn tìm về với cái nguyên gốc của cuộc sống tự nhiên nhất, cuộc sống của nông thôn, làng quê và gắn với bản sắc dân tộc được du khách ngày càng yêu thích. Đây chính là điều kiện để du lịch nông nghiệp phát triển và cũng chính là lợi thế lớn hiện nay của nông dân.
Theo các chuyên gia, du lịch nông nghiệp Việt Nam mới chỉ là khởi đầu, manh múm chưa tương xứng với tiềm năng mà chúng ta có. Một số địa phương cũng chưa đánh giá hết tiềm năng của du lịch nông nghiệp. Có nhiều địa phương có sẵn tiềm năng nhưng không biết khai thác hiệu quả và không đánh giá đúng vai trò của du lịch nông nghiệp.
Anh Trần Quốc Việt, thành viên của trang trại nông nghiệp Đồng Soi chia sẻ, trong tương lai gần, để duy trì và phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, trang trại sẽ phải thay thế các giống hoa, cây trồng cho phù hợp với thị hiếu của khách du lịch, tập trung mở rộng chăn nuôi trâu bò để lấy vốn nhằm tái sản xuất cho trang trại…
Theo bà Đinh Thanh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Bình, tiềm năng về du lịch nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình rất phong phú. Tuy nhiên, việc khai thác nông nghiệp làm du lịch hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức nhỏ hẹp, quy mô đơn lẻ, sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng về thương hiệu, quảng bá. Đa số các hoạt động du lịch nông nghiệp đều mang tính tự phát, manh mún, trùng lặp…
Theo bà Thanh Loan, thành quả lớn nhất của du lịch nông nghiệp là đã giúp người dân được hưởng lợi trên những sản phẩm nông nghiệp của mình và nhờ phát triển du lịch nông nghiệp, diện mạo các làng quê nông thôn cũng có nhiều khởi sắc. Ngành du lịch không những được hưởng lợi mà còn giúp định vị lại ngành nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường...
“Để phát triển du lịch nông nghiệp, các trang trại cần phải tập trung đầu tư, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất theo hướng chuẩn VietGAP, đặc biệt là chú trọng đến nông nghiệp sạch. Bên cạnh đó, các trang trại cần chú trọng ký kết với các tour, đoàn du lịch để liên kết thành một hệ thống chuỗi từ đầu vào cho đến đầu ra nhằm thu hút khách du lịch…”, bà Loan nói.
Câu chuyện du lịch nông nghiệp hiện nay được người dân Quảng Bình nhìn nhận và có hướng đầu tư bài bản, tuy nhiên để có một hướng đi cụ thể và bài bản thì cần một cơ chế, chính sách và cần sự vào cuộc để định hướng một cách rõ ràng nhất.
Cần sớm có bài toán quy hoạch cho du lịch nông nghiệp
Tuy nhiên, thực hiện mô hình du lịch nông nghiệp này ở Quảng Bình hay bất cứ một địa phương khác cần phải có quy hoạch phù hợp, lâu dài. Bên cạnh đó, cần tổ chức quản lý xuất theo chuỗi giá trị và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Mỗi địa phương có điều kiện, tiềm năng, lợi thế riêng, do vậy trong quá trình thực hiện cần phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển thì mới có thể thành công được. Để mô hình du lịch nông nghiệp phát triển bền vững, cần có sự liên kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích, lợi nhuận hợp giữa người nông dân và doanh nghiệp có hiệu quả. Nhà nước cần có các giải pháp hữu hiệu, đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chính sách, hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.
Ngoài ra, các khâu liên kết sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ cần có chiến lược cụ thể. Làm sao để người nông dân thấy được lợi ích của mình về nông sản và làm giàu về du lịch ngay trên cánh đồng của mình. Với đặc thù là đất nước có nền sản xuất nông nghiệp, nên câu chuyện đưa nông nghệp vào du lịch là câu chuyện cần được mỗi địa phương phát huy những thế mạnh vốn có của mình. Mỗi địa phương nên nhìn nhận và có quy hoạch thấu đáo và đưa ra phương đáo giúp người nông định hướng cách làm. Có thể mở những lớp tập huấn để người nông dân không bỏ ruộng, bỏ vườn và làm giàu trên quê hương của mình.
Hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững kết hợp du lịch sinh thái đã tạo ra những đổi mới mang tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời góp phần phát triển nông nghiệp ở các vùng đô thị, cận đô thị theo hướng sinh thái, bền vững. Để phát triển nông nghiệp du lịch, người nông dân cần phát triển sâu, làm tốt những sản phẩm nông nghiệp mà mình có, giữ gìn bản sắc địa phương, văn hóa, có những sản phẩm mang đặc trưng vùng miền, đến tập tục truyền thống.
Một thực tế hiện nay, nông dân Việt vẫn theo nếp cũ, sản xuất manh mún, sản xuất không liên kết với nhau, đèn nhà ai nhà đấy rạng. Muốn làm nông nghiệp du lịch thì cần phải tạo mối liên kết giữa nông dân với nông dân, với tập thể như hợp tác xã. Các cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển nông nghiệp du lịch cũng cần có các biện pháp liên kết người nông dân, hướng dẫn họ cách làm nông nghiệp du lịch, làm sao cho họ hiểu được câu chuyện liên kết mới mang lại nguồn lợi. Câu chuyện du lịch nông nghiệp cũng mang sắc thái câu chuyện du lịch cộng đồng, để những người sinh sống trên nông sản từ nông nghiệp hiểu, liên kết và cùng nhau làm du lịch.
Mô hình du lịch xanh.
Theo ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng: "Câu chuyện du lịch nông nghiệp ở bất cứ một địa phương nào ở Việt Nam cũng phát triển này còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa được định hướng, trùng lặp, chưa có bản sắc riêng, hoạt động trải nghiệm và sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho du khách chưa thực sự hấp dẫn, chưa chú trọng thương hiệu. Việc phát triển du lịch nông nghiệp, với người nông dân là vô cùng thuận lợi. Nó giúp người dân làm giàu được trên mảnh đất làng quê của mình, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Người dân có thể sống đàng hoàng, sung túc trên mảnh đất của mình mà không phải di cư đi kiếm việc ở nơi khác".
Mô hình du lịch nông nghiệp không chỉ riêng gì ở Quảng Bình mà các địa phương trên toàn quốc cần có một hướng đầu tư bài bản, và phải có sự liên kết của với các tour đoàn, bên cạnh đó không đầu tư trùng lặp, sao chép ý tưởng một cách máy móc thì sẽ thu hút một lượng du khách tìm đến và người nông dân sẻ làm giàu trên mảnh đất của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo