Hỗ trợ doanh nghiệp

FPT Retail chào sàn với mức định giá 220 triệu USD, kỳ vọng lớn vào sản phẩm Apple

Chiến lược cốt lõi thời gian tới Công ty sẽ phát triển mạnh mảng F.Studio, bằng việc tận dụng kênh phân phối sẵn có để phát triển mạnh chuỗi cửa hàng Apple Store với mục tiêu 100 cửa hàng trong năm 2018.

40 triệu cổ phiếu FRT của FPT Retail - đơn vị chủ quản của hệ thống bán lẻ FPT Shop - sẽ chính thức giao dịch trên sàn HoSE vào ngày 26/4 với giá khởi điểm lên đến 125.000 đồng/cp.

Mức giá này tương ứng với vốn hoá của FPT Retail đạt 5.000 tỷ đồng, bằng với định giá của Thế giới Di động khi niêm yết cách đây 4 năm. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá giao dịch trên thị trường OTC. Tại thời điểm cuối tháng 3/2018, các quỹ thuộc công ty quản lý quỹ VFM và VinaCapital ghi nhận giá cổ phiếu FRT ở mức từ 140-150 nghìn đồng.


Về tình hình kinh doanh, hiện FPT Retail đang sở hữu 2 chuỗi bán lẻ:

(1) FPT Shop: Hệ thống bán lẻ sản phẩm công nghệ thuộc nhiều hãng khác nhau như Sony, Nokia, Samsung, Dell, Acer, Toshiba, HP...
(2) F.Studio: Là chuỗi cửa hàng được ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam, chuyên kinh doanh các sản phẩm chính hãng của Apple, bao gồm mô hình cửa hàng cấp 1 là APR, cấp 2 AAR và cấp 3 CES.

Mục tiêu 100 đơn vị Apple Store đến cuối năm 2018

Chiến lược cốt lõi thời gian tới Công ty sẽ phát triển mạnh mảng F.Studio, bằng việc tận dụng kênh phân phối sẵn có để phát triển mạnh chuỗi cửa hàng Apple Store với mục tiêu 100 cửa hàng trong năm 2018.

Việt Nam là thị trường thứ 3 trong kênh phân phối của Apple tại Đông Nam Á, đứng sau Thái Lan và Singapore. Đồng thời, với quy mô thị trường Apple tại Việt Nam ngày càng tăng trong khi lượng mua hàng xách tay đang chiếm khoảng 50% thị trường (giá trị 450 triệu USD), nhắm thấy tiềm năng này FPT Retail kỳ vọng sẽ lôi kéo được lượng khách hàng trên về kênh mua hàng chính hãng trong tương lai.

"Các nước trên thế giới có đến 400-500 cửa hàng Apple chính hãng thu hút lượng lớn khách hàng, cho nên đó là xu hướng chung toàn cầu và tương lai Việt Nam sẽ không thể thoát khỏi, đó là lý do FPT Retail đánh mạnh phân khúc Apple Store", Tổng Giám đốc Nguyễn Bạch Điệp bổ sung.

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Tổng Giám đốc FPT Retail.

Để thực hiện, FPT Retail cho biết sẽ đẩy mạnh dịch vụ (đổi trả, bảo hành, đào tạo sử dụng…) nhằm thu hút khách hàng, tăng tính cạnh tranh với hàng xách tay với giá phải chăng hơn nhờ lách được khoản thuế.

Một thông tin khá mới mẻ khác, ban lãnh đạo FPT Retail còn tiết lộ hướng đến dịch vụ cho thuê sản phẩm Apple trong tương lai, như đối với Iphone, Ipad… Tức, khách hàng không cần bỏ tiền mua để sở hữu Iphone, mà có thể thuê Iphone và sử dụng với chi phí rẻ hơn.

Căn cứ để đưa ra ý tưởng này xuất phát từ thói quen mua hàng của người Việt Nam. Điển hình như dịch vụ Grab hay Uber đang rất thịnh hành, rất nhiều đối tượng từ công sở cho đến người buôn bán, từ lớp trẻ cho đến trung niên… gần như thích hơn việc di chuyển bằng xe ôm. Do đó, FPT Retail dự kiến ứng dụng mô hình sử dụng tiện lợi này vào phân khúc sản phẩm công nghệ, tính đến nay đây là một dịch vụ khá mới mẻ và tương đối hấp dẫn tại thị trường Việt Nam.

FPT Retail có gì để làm hài lòng khách hàng khó tính Apple?

Theo FPT Retail, thực ra tính đến nay Apple không có khái niệm phân phối độc quyền sản phẩm tại Việt Nam, hiểu rõ là ai cũng có thể bán sản phẩm Apple. Song, một trong những lợi thế cạnh tranh của FPT Retail là hiểu Apple và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của hãng (chiếm khoảng 95% tổng lợi nhuận kinh doanh điện thoại toàn cầu). Chưa kể, muốn được phân phối sản phẩm Apple không phải dễ, vì phải bỏ ra một chi phí rất lớn kèm với việc thỏa mãn những tiêu chí vô cùng khắt khe của "đại gia" di động thế giới này.

 

Theo đó, đại diện FPT Retail khẳng định không thể nói đối thủ khác không thể tham gia bán sản phẩm Apple, mà vấn đề là họ có lựa chọn đi vào phân khúc này hay không. Hiện, cùng với 2 đơn vị nước ngoài là Gel và Thakral Brothers, FPT Retail là công ty Việt Nam được Apple chọn để phân phối sản phẩm với 12/15 tổng cửa hàng kinh doanh sản phẩm Apple.

Bước sang năm 2018, FPT Retail dự kiến tăng trưởng doanh thu lên mức 16.020 tỷ, tăng 22% so với 2017; lợi nhuận sau thuế tăng 30% lên mức 377 tỷ đồng. Đồng thời, kế hoạch tăng trưởng bình quân của FPT Retail trong giai đoạn 2018-2020 là 19,5%/năm cho doanh thu và 26%/năm cho lợi nhuận sau thuế.

Bên cạnh lĩnh vực chính là kinh doanh kỹ thuật số, tháng 12/2017, FPT Retail đã "đặt chân" sang lĩnh vực dược phẩm với việc mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu. Từng trả lời câu hỏi của cổ đông về tình hình phát triển mảng dược phẩm, bà Điệp cho biết trong vòng 3-4 năm tới mảng này sẽ đóng góp 40% doanh thu FPT. Tính đến nay, doanh thu của mảng dược phẩm đến từ 3 phần: 1/3 từ bệnh viện, 1/3 từ phòng mạch và bác sĩ, còn lại đến từ các nhà thuốc. FPT Retail có tham vọng chiếm 30% thị phần, tương ứng doanh thu 10.000 tỷ đồng của mảng vực dược phẩm.

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo