Hiệp định CPTPP

Tiêu chí đánh giá, đối tượng tham gia "Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp Việt Nam hội nhập CPTPP"

(DNVN) - “Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp VN hội nhập CPTPP” được tổ chức nhằm xác định rõ hiện trạng, hiểu biết, năng lực và sự chuẩn bị của doanh nghiệp cho CPTPP. Vậy tiêu chí đánh giá là gì, đối tượng nào đủ điều kiện tham gia vào cuộc khảo sát, bình chọn?

Tham gia CPTPP, thu nhập của người lao động Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào? / Khảo sát, đánh giá chất lượng doanh nghiệp Việt Nam để thực thi hiệu quả CPTPP

“Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp VN hội nhập CPTPP” là sự kiện do Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Namcùng các cơ quan liên quan tổ chức nhằm đánh giá mức độ và năng lực của doanh nghiệp trong việc thực thi các Hiệp định Thương mại, đặc biệt ở Hiệp định đối tác và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam sẽ tham gia giúp doanh nghiệp nhận thức rõ các cơ hội và thách thức và góp phần vào hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Việt Nam được đánh giá là quốc gia được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định.

Những tiêu chí được đưa ra trong Hiệp định Đối tác Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đối với doanh nghiệp:
1. Quy tắc xuất xứ.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
3. Quyền lao động.
4. Môi trường.
5. Minh bạch trong sở hữu trí tuệ.
6. Đánh giá việc thực thi của doanh nghiệp trong các Hiệp định đối tác thương mại khác.
7. Điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghệp với đối thủ có mặt trên thị trường khối CPTPP.
8. Áp dụng phương thức thương mại hiện đại (thương mại điện tử) trong doanh nghiệp.
9. Thuận lợi mà SME việt nam đang có trong hiệp định CPTPP.
Đối tượng tham gia“Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp VN hội nhập CPTPP” bao gồm:
Các doanh nghiệp tiêu biểu có đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có nhiều thanh tích trong thời kỳ kỳ hội nhập kinh tế quốc tế được cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố ghi nhận.
DN sản xuất, kinh doanh có nhiều đóng góp về đổi mới lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành, áp dụng những công nghệ mới để khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ với Nhà nước, tham gia tích cực vào tình hình phát triển kinh tế quốc tế và các hoạt động xã hội.
Các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Hợp tác xã, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Hữu Hoàng
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm