Hiệp định TPP - Càng lớn sẽ càng tốt hơn
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã hoàn tất nhưng chưa đi vào thực tiễn. Các điều khoản mở rộng thương mại và tự do hoá các quy định sau đường biên giới ở mức cao cần phải được Quốc hội tại các nước thành viên phê chuẩn, trong đó bao gồm cả quá trình thảo luận tại Quốc hội Mỹ được dự kiến là đầy chông gai. Song, thỏa thuận này chắc chắn sẽ không bị đổ vỡ bởi có quá nhiều nhóm lợi ích có thể được hưởng lợi từ văn kiện này.
Như nguyên tắc chung, việc lập các nhóm thương mại lớn sẽ tốt hơn lập các nhóm nhỏ. Vậy lợi ích của một nhóm thương mại lớn hơn là gì?Mô hình toán kinh tế của Mỹ đã chỉ ra rằng TPP chỉ đem lại những lợi ích vừa phải nhưng một khung hợp tác tương tự gồm toàn bộ châu Á – Thái Bình Dương sẽ đem lại lợi ích lớn hơn.
Họ ước tính với cơ cấu hiện tại, TPP sẽ tăng thu nhập hàng năm thêm 295 tỷ USD nhưng con số này sẽ là 1,9 nghìn tỷ USD nếu TPP bao gồm tất cả các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu TPP được thực thi, Tổng sản phẩm quốc nội thế giới sẽ tăng 0,3% nhưng nếu TPP bao gồm toàn bộ khu vực thì con số này sẽ là gần 2%.
Đã có triển vọng về một số nước châu Á sẽ tham gia TPP. Dễ nhất là Hàn Quốc, vừa hoàn tất hiệp định tự do thương mại song phương với Canada. Với Indonesia, Tổng thống Joko Widodo bày tỏ sự quan tâm với TPP khi ông thăm Mỹ hồi đầu năm nay bất chấp sự phản đối trong nước.
Sự quan tâm còn lại hiển nhiên là Trung Quốc. Trong khi Mỹ rất nhiệt tình khuyến khích các nước như Indonesia tham gia thì cách nói của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc lại mang tính nước đôi, thậm chí là không chào đón.
Tờ New York Times đánh giá TPP là một thắng lợi của Mỹ trong cuộc chạy đua với Trung Quốc để tranh giành ảnh hưởng tại châu Á. Đương nhiên, Mỹ sẽ không khuất phục trước Trung Quốc hoặc đặt ra một bộ quy định thương mại đối đầu với một nền kinh tế bao cấp hay là mô hình kinh tế thị trường theo kiểu Trung Quốc.
Có thể đây là sự cố ý khi gạt Trung Quốc ra ngoài lề trong tiến trình đàm phán để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương lượng và xây dựng một bộ quy định phù hợp với định hướng thị trường của Mỹ. Với các quy định đó, Trung Quốc phải chấp nhận nếu muốn tham gia TPP như nước này đã chấp nhận các quy định của WTO khi tham gia vào năm 2001.
Về phần mình, Trung Quốc không thể hiện phản ứng lớn nào khi bị loại ra khỏi cuộc chơi. Vì vậy, đây sẽ là sự thuận lợi nếu Trung Quốc vào TPP.
Trung Quốc có sẽ nhắc nhở thế giới và Mỹ rằng TPP ước tính sẽ chiếm tới 0,3% GDP của Trung Quốc hàng năm. Vấn đề hiện nay là nhiều nước chủ chốt trong TPP không hào hứng với việc mở rộng. Cả Mỹ và Nhật Bản dường như không có ý định đưa ra một lời mời nhiệt tình hơn với Trung Quốc.
Vậy bây giờ vai trò tiên phong ở đây là của Australia do nước này chiếm một phần rất lớn trong tiềm năng thương mại tại châu Á. Australia không chỉ khuyến khích Trung Quốc xin gia nhập TPP mà còn sử dụng mối quan hệ mật thiết của mình với Mỹ để hoá giải những quan điểm ngăn cản từ những nước như Nhật Bản. Vì những lợi ích kinh tế, không có lý do gì để loại Trung Quốc khỏi TPP.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sẵn sàng cho thị trường chứng khoán bền vững, tiệm cận quốc tế
Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp còn khiêm tốn
Giá vàng trong nước ngày 19/12/2024: Giảm sâu 1,2 triệu đồng mỗi lượng
Thị trường tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam
Giá ngoại tệ ngày 19/12/2024: USD chạm mức cao nhất trong hai năm
Giá heo hơi ngày 19/12/2024: Miền Bắc và miền Trung tiếp tục tăng giá