Hỗ trợ doanh nghiệp

9 doanh nghiệp Việt vào Top 200 doanh nghiệp dưới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á

Vừa qua, Forbes đã công bố danh sách 200 doanh nghiệp dưới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á năm 2017, trong đó có 09 doanh nghiệp Việt Nam.

BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Việt Nam hưởng lợi nhiều thứ nhì từ CPTPP, xuất khẩu thủy sản đạt 7,2 tỷ USD / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận nghìn tỷ, xuất siêu đạt 6,4 tỷ USD

Đây là danh hiệu dựa trên sự đánh giá toàn diện về sức mạnh tổng thể của doanh nghiệp, thống kê trên thị trường chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương, chọn lọc các doanh nghiệp có lợi nhuận thường niên từ 5 triệu USD đến một tỷ USD.

Từ 18.000 ứng viên toàn khu vực, 200 doanh nghiệp có mặt trong danh sách cuối cùng là những đơn vị đạt cả hai tiêu chí: (1) có doanh thu và lợi nhuận trên mỗi cổ phần tăng trưởng cao nhất trong 1 đến 3 năm tài chính gần đây; (2) có mức lợi nhuận trung bình trong 5 năm gần đây cao nhất giữa các ứng viên.

9 doanh nghiệp Việt vào Top 200 doanh nghiệp dưới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á - Ảnh 1.

Trong số 9 doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách 200 doanh nghiệp dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á của Forbes, có 03 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khoáng sản và kinh doanh vật liệu xây dựn,; 02 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải, 01 doanh nghiệp lĩnh vực kỹ thuật cao và 03 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Có thể nói, việc 03 doanh nghiệp bất động sản Việt Nam lọt danh sách Forbes Châu Á là một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường bất động sản công nghiệp, vốn đang có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và có hàng loạt yếu tố thu hút doanh nghiệp, như chi phí lao động thấp, khu kinh tế có nhiều ưu đãi về thuế và việc ký kết các FTA với EU, Hàn Quốc, CPTPP và gần đây là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung…do đó Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp FDI lớn. Các đơn vị đầu tư hạ tầng BĐS công xã hội tại khu vực.

Doanh nghiệp trẻ nhất nhưng đang có hoạt động kinh doanh khá nổi trội trong số 3 đơn vị bất động sản công nghiệp là Công ty Cổ phần Long Hậu (LHC). Được xem là KCN xanh kiểu mẫu và KCN dịch vụ hàng đầu phía Nam, việc đón nhận danh hiệu đặc biệt này vào cuối năm 2018 là sự khích lệ rất lớn đối với tập thể công ty nói riêng và Khu công nghiệp Long Hậu nói chung.

So với các KCN khác, KCN Long Hậu thuộc khu vực có vị trí địa lý thuận lợi tại phía Nam TPHCM, chỉ cách cụm cảng Tân Cảng - Hiệp Phước và cảng SPCT 3km, cảng Cát Lái 25km và cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng 12km, trung tâm Sài Gòn 19km. Vị trí kề cận cao tốc Bến Lức – Long Thành và các tuyến đường vành đai mở rộng giúp Long Hậu dễ dàng kết nối đến TP. HCM và các khu vực Đông – Tây Nam Bộ hơn các khu, cụm công nghiệp khác.

Theo ghi nhận từ LHC, hiện KCN Long Hậu đã thu hút và tạo dựng cộng đồng hơn 170 doanh nghiệp trong và ngoài nước, đa dạng quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến Ấn Độ, Mỹ, châu Âu. Trong đó, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản chiếm 50% tổng số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động là một điểm nổi bật cho thấy hiệu quả quản lý của LHC. Tổng kim ngạch xuất khẩu tính đến giữa năm 2018 là gần 400 triệu USD, đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh Long An, tạo việc làm cho gần 21.000 lao động địa phương.

9 doanh nghiệp Việt vào Top 200 doanh nghiệp dưới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á - Ảnh 2.

KCN Long Hậu được đánh giá là một trong những KCN nổi bật tại khu vực phía Nam.

Hiệu quả hoạt động của KCN đã giúp Long Hậu nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước. Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong xây dựng website ứng dụng công nghệ số hóa khu công nghiệp tại Việt Nam, xóa bỏ rào cản về địa lý và ngôn ngữ với các doanh nghiệp.

Ngoài đất công nghiệp, nhà xưởng cho thuê, nhà xưởng xây theo yêu cầu, Công ty Long Hậu đang tiên phong triển khai mô hình nhà xưởng cao tầng tại tỉnh Long An và đầu tư xây dựng nhà xưởng phụ trợ công nghệ tại khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Long Hậu cũng được nhà đầu tư đánh giá cao, với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, giữa doanh nghiệp sản xuất và đơn vị phân phối, nhà cung ứng, giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, hướng tới xây dựng hệ sinh thái khu công nghiệp hoàn chỉnh.

Theo Nhịp sống kinh tế
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm