Hỗ trợ doanh nghiệp

Cạnh tranh thị phần bán lẻ: Doanh nghiệp phải làm gì?

Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới về sản phẩm, dịch vụ và giá cả.

Thương vụ Grab "thâu tóm" Uber: Khả năng dùng Luật mới để xử? / Khối doanh nghiệp trẻ của Đà Nẵng tạo ra hơn 50.000 việc làm

Với quy mô đầu tư dự báo sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đặt ra cho doanh nghiệp nội và kênh phân phối trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Theo bà Hồ Thị Hồng Đào, Phó Giám đốc Marketing Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), để đứng vững trước sự cạnh tranh của thị trường bán lẻ và phấn đấu trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2025, Saigon Co.op tập trung vào ba lĩnh vực chính là: Phát triển mạng lưới, hàng hóa và logistics, xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp.

canh tranh thi phan ban le doanh nghiep phai lam gi hinh 1
Saigon Co.op kiên trì với chính sách ủng hộ hàng Việt.

-Thưa bà, tại hệ thống siêu thị Co.opmart nói riêng và các kênh phân phối hiện đại nói chung, hàng Việt chiếm tỉ trọng như thế nào trong các quầy hàng? Những mặt hàng nào hàng Việt chiếm ưu thế?

Trước xu thế hội nhập sâu rộng, khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, hàng hóa các nước sẽ có cơ hội tràn vào Việt Nam và có những mặt hàng, giá sẽ tốt hơn mặt hàng trong nước cùng loại.

Tuy thế, Saigon Co.op vẫn tiếp tục duy trì những chính sách ủng hộ hàng Việt thông qua những hoạt động đa dạng, phong phú, đưa hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng trong nước và bước đầu vươn ra khu vực. Chính sách ấy có thể tập trung thành 3 chiến lược hành động.

Thứ nhất, ưu tiên chính sách thu mua, quảng bá và tổ chức chương trình khuyến mãi quy mô lớn cho riêng hàng Việt và hoạt động bán hàng lưu động được duy trì để giúp hàng Việt tiếp cận sâu rộng, đến tay người tiêu dùng trong nước.

Thứ hai, Saigon Co.op ưu tiên phân phối hàng Việt Nam chất lượng cao. Các nhà sản xuất cũng lưu ý rằng: để người tiêu dùng chủ động chọn mua hàng hóa là chất lượng, bảo đảm quy cách, hình thức phù hợp, nguồn cung ổn định.

 

Cùng với đó, Saigon Co.op tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước, gắn kết và tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Liên kết nhà bán lẻ với nhà sản xuất rất quan trọng. Ngoài chuyện quảng bá, giới thiệu, trưng bày..., việc liên kết thông tin sẽ giúp nhà bán lẻ và doanh nghiệp kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh. Đây cũng là một cách tối ưu để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Mặt khác, Saigon Co.op kiên trì với chính sách ủng hộ hàng Việt, nên không có gì ngạc nhiên khi hàng Việt chiếm tỷ lệ rất cao trong các hệ thống phân phối của Saigon Co.op. Hiện tại, tỷ lệ này đạt 90%, riêng những mặt hàng như rau củ quả, trái cây, tỷ lệ này gần như là tuyệt đối 100%. Saigon Co.op chỉ dành một phần rất nhỏ cho trái cây có xuất xứ từ các nước ôn đới như cherry, lê, táo ... để phục vụ cho một nhóm khách hàng.

-Hiện cả nước có hơn 8.500 chợ, 957 siêu thị, 189 trung tâm thương mại và khoảng 2 triệu cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ. Điều này cho thấy thị trường đã chứng kiến sự năng động của các nhà bán lẻ. Bà bình luận gì về điều này?

Sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu bán lẻ lớn trong và ngoài nước đã tạo ra diện mạo mới cho thị trường bán lẻ Việt Nam, mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, cũng đặt các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.

Do đó, bên cạnh những thương hiệu liên tục mở rộng kinh doanh, cũng có những thương hiệu sau một thời gian phát triển phải đóng cửa, thu hẹp kinh doanh do không đạt được hiệu quả như mong muốn.

 

Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới về sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Bởi nếu không có sự đổi mới, sẽ không tồn tại được.

-Thị trường Việt Nam vẫn bị chi phối bởi các kênh phân phối truyền thống, chiếm đến hơn 70-85%. Vậy những doanh nghiệp như Saigon Co.op có khó khăn gì không, thưa bà?

Loading...

Tôi cũng xin nhắc lại một chi tiết trong lịch sử hình thành của Saigon Co.op. Đó là những ngày đầu tháng 2 của năm 1996, siêu thị đầu tiên của Saigon Co.op được khai trương phục vụ người dân thành phối, đó là Co.opmart Cống Quỳnh.

Đến với Co.opmart, khách hàng vừa được tận hưởng không gian mua sắm hiện đại, vừa có thể bắt gặp những hình ảnh thân quen của hình thức bán hàng truyền thống thông qua không khí mua sắm, cô mậu dịch viên niềm nở đón tiếp. Với phương châm hoạt động lúc bấy giờ là “Nơi mua sắm đáng tin cậy – Bạn của mọi nhà”, Saigon Co.op và Co.opmart đã được lãnh đạo thành phố trân trọng trao danh hiệu “Người nội trợ đảm đang của nhân dân”.

Nhắc tới chi tiết này để thấy rằng, so với những kênh phân phối truyền thống, Saigon Co.op cũng không có mục đích gì khác ngoài việc mang đến cho người dân những lựa chọn thoải mái nhất, tiện lợi nhất cho những bữa ăn hàng ngày, cho những mua sắm gia đình.

 

Cuộc sống hiện đại khiến chị em phụ nữ phải linh động giữa thời gian làm việc và thời gian chăm sóc gia đình. Vào cuối năm 2008, Saigon Co.op đã chính thức vận hành một mô hình bán lẻ hoàn toàn mới dành cho đối tượng phụ nữ bận rộn này, đó chính là cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food. Co.op Food có thời gian mở cửa – đóng cửa rất linh hoạt nên sau giờ làm chị em có thể ghé qua để mua những món ăn còn rất tươi ngon cho gia đình mà rất yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm, không sợ ôi thiu cuối ngày.

Trải qua gần 10 năm phục vụ khách hàng, tới thời điểm này, có thể nói, Co.op Food là bước đi đúng đắn của Saigon Co.op, là gạch nối hoàn hảo giữa kênh bán hàng hiện đại và truyền thống.

-Hiện trên cả nước có 20 triệu công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và được đánh giá là một thị trường rộng lớn, tiềm năng. Bà đánh giá như thế nào khi đưa hàng Việt về khu công nghiệp, khu chế xuất?

Các khu công nghiệp, khu chế xuất thực sự là một thị trường tiềm năng. Chính vì thế, vào hàng năm, Saigon Co.op tổ chức trung bình gần 300 chuyến bán hàng lưu động về các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa. Trên những chuyến xe này là các mặt hàng sản xuất trong nước, hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm phục vụ nhu cầu của người lao động.

Vào tháng tháng 9/2017, Saigon Co.op tổ chức chuỗi hoạt động mang tên Chuyến xe hàng Việt – Lan tỏa tình yêu hàng Việt đến các vùng miền của Tổ quốc, trong đó có các khu chế xuất – khu công nghiệp. Trong suốt lộ trình xuyên Việt, Chuyến xe hàng Việt đã dành tặng hơn 20.000 phần quà là các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đến tận tay người lao động nơi đây. Chương trình đã tạo tiếng vang lớn, mang lại niềm vui mừng, phấn khích cho những anh chị công nhân sau giờ tan tầm.

 

Không dừng lại ở những chuyến bán hàng lưu động đến rồi đi, Saigon Co.op đã nỗ lực phải làm gì đó thật căn cơ cho chị em công nhân. Và, đó chính là khởi nguồn để chúng tôi phát triển chuỗi Co.op Food trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hiện nay, Saigon Co.op đang có 8 Co.op Food trong gần 300 cửa hàng Co.op Food được phát triển theo định hướng này. Các Co.op Food sẵn sàng đón anh chị em công nhân trong giờ tan tầm, hàng hóa được sơ chế sẵn, bảo quản sạch sẽ, đóng gói nhỏ gọn, phù hợp cho một bữa ăn gia đình. Chất lượng bữa ăn được đảm bảo, điều đó cũng có nghĩa là đời sống người công nhân được cải thiện.

Theo vov.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm