Hỗ trợ doanh nghiệp

Đại gia thưởng Tết nhân viên 900 triệu đồng đang làm ăn ra sao?

Gây “sốc” với con số thưởng Tết Kỷ Hợi 2019 cho nhân viên tới 900 triệu đồng, “đại gia nhựa” An Phát vừa báo doanh thu tăng gấp gần gấp đôi trong năm vừa rồi lên hơn 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu không theo kịp tăng chi phí dẫn tới mức lãi thu về của công ty này trong năm 2018 sụt khá mạnh.

Các loại hoa kiểng mini hút thị trường Đà Lạt / 3 chính sách nổi bật về kinh tế, tài chính có hiệu lực từ đầu tháng 02/2019

Trong phiên giao dịch khép lại tháng 1/2019, cổ phiếu AAA của Công ty CP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát đạt mức tăng khá 1,4% lên 14.500 đồng. Qua đó, thu hẹp biên độ giảm trong tháng giao dịch đầu tiên của năm 2019 xuống còn 1,36%.

Đây là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về mức thưởng Tết cho nhân viên trong năm 2019 này. Cụ thể, theo thông tin từ Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương, mức thưởng Tết Kỷ Hợi 2019 cao nhất địa phương này thuộc về một lao động làm việc tại An Phát với số tiền 900 triệu đồng.

Không những thế, doanh nghiệp này còn ký hợp đồng hơn 30 tỷ đồng để mua 45 xe ô tô và 20 xe máy điện cho các nhân viên có kết quả làm việc tốt. Điều này khiến không ít người tò mò về thực lực và hoạt động làm ăn của công ty này trên thực tế.

Trong phiên giao dịch khép lại tháng 1/2019, cổ phiếu AAA của Công ty CP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát đạt mức tăng khá 1,4% lên 14.500 đồng. Qua đó, thu hẹp biên độ giảm trong tháng giao dịch đầu tiên của năm 2019 xuống còn 1,36%.  Đây là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về mức thưởng Tết cho nhân viên trong năm 2019 này. Cụ thể, theo thông tin từ Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương, mức thưởng Tết Kỷ Hợi 2019 cao nhất địa phương này thuộc về một lao động làm việc tại An Phát với số tiền 900 triệu đồng.  Không những thế, doanh nghiệp này còn ký hợp đồng hơn 30 tỷ đồng để mua 45 xe ô tô và 20 xe máy điện cho các nhân viên có kết quả làm việc tốt. Điều này khiến không ít người tò mò về thực lực và hoạt động làm ăn của công ty này trên thực tế.  Đại gia thưởng Tết nhân viên 900 triệu đồng đang làm ăn ra sao? - 1 Doanh thu tăng mạnh trong năm 2018 song tốc độ tăng doanh thu của An Phát không theo kịp tốc độ tăng chi phí (ảnh minh hoạ)  Báo cáo tài chính quý IV/2018 vừa được An Phát công bố cho thấy, trong kỳ vừa rồi, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 55% so với cùng kỳ lên 2.210 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế biến động mạnh cũng đẩy giá vốn hàng bán của An Phát tăng tới 64% lên 2.011 tỷ đồng.  Vì vậy, mức lãi gộp trong kỳ vừa rồi của An Phát cũng chỉ nhỉnh hơn không đáng kể so với cùng kỳ, đạt hơn 197 tỷ đồng.  Sau khi khấu trừ chi phí, lãi trước thuế của An Phát trong quý IV còn gần hơn 64 tỷ đồng, lãi sau thuế 53 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ 2017.  Tính chung cả năm, mặc dù doanh thu tăng 97% lên hơn 8.011 tỷ đồng, song tốc độ tăng doanh thu không theo kịp tốc độ gia tăng của chi phí giá vốn (giá vốn tăng 109%).  Các khoản chi phí lại tăng khá mạnh, từ chi phí tài chính (tăng 119%) đến chi phí bán hàng (tăng 48%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 56%) nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của An Phát trong năm 2018 bị sụt giảm 25% so với năm trước, đạt còn 246 tỷ đồng. Lãi trước thuế đạt 254 tỷ đồng, giảm 23% và lãi sau thuế 212 tỷ đồng, giảm 19% so với 2017.  Cũng theo số liệu tại báo cáo tài chính, đến cuối năm 2018, An Phát có 7.529 tỷ đồng tổng tài sản, tăng mạnh hơn 64% so với đầu năm, song nợ phải trả cũng tăng mạnh gần 1.600 tỷ đồng lên 4.549 tỷ đồng.  Trở lại với diễn biến trên thị trường chứng khoán, chỉ số chính VN-Index đã chuyển biến xấu vào chiều 31/1 khi đóng cửa tại mức 910,65 điểm, ghi nhận giảm 5,19 điểm tương ứng 0,57%, trong khi đó, HNX-Index cũng kết phiên ngay sát đường tham chiếu, tăng nhẹ 0,07% lên 102,88 điểm.  Độ rộng thị trường nghiêng về bên tăng giá với số mã tăng đạt 281 mã, 35 mã tăng trần so với 248 mã giảm, 35 mã giảm sàn.  Thanh khoản thị trường vẫn duy trì thấp. Khối lượng giao dịch trên HSX đạt 138,04 tỷ đồng tương ứng 3.180,78 tỷ đồng và trên HNX là 19,9 triệu cổ phiếu tương ứng 238,81 tỷ đồng. Có 888 mã không có giao dịch nào trong phiên cuối tháng 1.  VN-Index trong phiên chịu tác động tiêu cực từ diễn biến của VHM. Mã này giảm giá đã lấy đi của chỉ số tới 2,04 điểm. Bên cạnh đó, BVH, CTG, HPG cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chính trong khi sức kéo từ nhóm tăng gồm PLX, VPB, VCB, STB, HDB không đáng kể.  Theo cập nhật của công ty chứng khoán VDSC, sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại chuyển qua bán ròng trên HSX với giá trị 119 tỷ đồng, tập trung vào HPG (57,3 tỷ đồng), VIC (47,8 tỷ đồng), DHG (41,3 tỷ đồng), VHM (34 tỷ đồng).  Trên HNX, khối ngoại mua ròng phiên thứ tư liên tiếp với giá trị 15,3 tỷ đồng, chủ yếu là PVS (9,1 tỷ đồng) và VGC (6,7 tỷ đồng).  Thị trường tiếp tục có sự phân hóa mạnh mẽ. Mặc dù chỉ số VN-Index giảm do các cổ phiếu lớn,  Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn có mức tăng điểm ấn tượng. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục tận dụng sự phân hóa để tìm kiếm lợi nhuận từ các cổ phiếu cụ thể, thay vì quá quan tâm đến các chỉ số chung.

Doanh thu tăng mạnh trong năm 2018 song tốc độ tăng doanh thu của An Phát không theo kịp tốc độ tăng chi phí. (ảnh minh hoạ)

Báo cáo tài chính quý IV/2018 vừa được An Phát công bố cho thấy, trong kỳ vừa rồi, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 55% so với cùng kỳ lên 2.210 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế biến động mạnh cũng đẩy giá vốn hàng bán của An Phát tăng tới 64% lên 2.011 tỷ đồng.

Vì vậy, mức lãi gộp trong kỳ vừa rồi của An Phát cũng chỉ nhỉnh hơn không đáng kể so với cùng kỳ, đạt hơn 197 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ chi phí, lãi trước thuế của An Phát trong quý IV còn gần hơn 64 tỷ đồng, lãi sau thuế 53 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ 2017.

Tính chung cả năm, mặc dù doanh thu tăng 97% lên hơn 8.011 tỷ đồng, song tốc độ tăng doanh thu không theo kịp tốc độ gia tăng của chi phí giá vốn (giá vốn tăng 109%).

 

Các khoản chi phí lại tăng khá mạnh, từ chi phí tài chính (tăng 119%) đến chi phí bán hàng (tăng 48%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 56%) nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của An Phát trong năm 2018 bị sụt giảm 25% so với năm trước, đạt còn 246 tỷ đồng. Lãi trước thuế đạt 254 tỷ đồng, giảm 23% và lãi sau thuế 212 tỷ đồng, giảm 19% so với 2017.

Cũng theo số liệu tại báo cáo tài chính, đến cuối năm 2018, An Phát có 7.529 tỷ đồng tổng tài sản, tăng mạnh hơn 64% so với đầu năm, song nợ phải trả cũng tăng mạnh gần 1.600 tỷ đồng lên 4.549 tỷ đồng.

Trở lại với diễn biến trên thị trường chứng khoán, chỉ số chính VN-Index đã chuyển biến xấu vào chiều 31/1 khi đóng cửa tại mức 910,65 điểm, ghi nhận giảm 5,19 điểm tương ứng 0,57%, trong khi đó, HNX-Index cũng kết phiên ngay sát đường tham chiếu, tăng nhẹ 0,07% lên 102,88 điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên tăng giá với số mã tăng đạt 281 mã, 35 mã tăng trần so với 248 mã giảm, 35 mã giảm sàn.

Thanh khoản thị trường vẫn duy trì thấp. Khối lượng giao dịch trên HSX đạt 138,04 tỷ đồng tương ứng 3.180,78 tỷ đồng và trên HNX là 19,9 triệu cổ phiếu tương ứng 238,81 tỷ đồng. Có 888 mã không có giao dịch nào trong phiên cuối tháng 1.

 

VN-Index trong phiên chịu tác động tiêu cực từ diễn biến của VHM. Mã này giảm giá đã lấy đi của chỉ số tới 2,04 điểm. Bên cạnh đó, BVH, CTG, HPG cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chính trong khi sức kéo từ nhóm tăng gồm PLX, VPB, VCB, STB, HDB không đáng kể.

Theo cập nhật của công ty chứng khoán VDSC, sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại chuyển qua bán ròng trên HSX với giá trị 119 tỷ đồng, tập trung vào HPG (57,3 tỷ đồng), VIC (47,8 tỷ đồng), DHG (41,3 tỷ đồng), VHM (34 tỷ đồng).

Trên HNX, khối ngoại mua ròng phiên thứ tư liên tiếp với giá trị 15,3 tỷ đồng, chủ yếu là PVS (9,1 tỷ đồng) và VGC (6,7 tỷ đồng).

Thị trường tiếp tục có sự phân hóa mạnh mẽ. Mặc dù chỉ số VN-Index giảm do các cổ phiếu lớn,

Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn có mức tăng điểm ấn tượng. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục tận dụng sự phân hóa để tìm kiếm lợi nhuận từ các cổ phiếu cụ thể, thay vì quá quan tâm đến các chỉ số chung.

 

Theo Dân trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm