Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thờ ơ với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Kết quả khảo sát 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho thấy, có đến 79% doanh nghiệp trả lời chưa chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Lễ công bố doanh nghiệp bền vững năm 2018 / Doanh nghiệp tư nhân đã tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu

Ngày 22/11, hội thảo khoa học quốc tế thường niên năm 2018 với chủ đề: “Một số định hướng tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0” vừa được Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Huy Khôi, Trưởng phòng Nghiên cứu và dự báo thị trường Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách (Bộ Công Thương) cung cấp thông tin: kết quả khảo sát 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho thấy, có đến 79% doanh nghiệp trả lời chưa chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; 55% doanh nghiệp cho biết đang tìm hiểu nghiên cứu; 19% doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và chỉ có 12% doanh nghiệp đang triển khai các biện pháp thích ứng với 4.0. Hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp ngành công thương mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đảm bảo đáp ứng được sự sẵn sàng của cách mạng công nghiệp 4.0 này. Đó là chưa kể những thách thức xuất phát từ sự yếu kém nội tại của các doanh nghiệp trong ngành công thương.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Trong bối cảnh nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn hạn chế, để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, đến doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về bản chất, xu thế vận động, những cơ hội, thách thức, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Song song với đó, cần hoàn thiện hệ thống thể chế thuận lợi cho nền kinh tế số phát triển và tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, tự do hóa đầu tư tham gia, ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời, rà soát mục tiêu tái cơ cấu kinh tế để điều chỉnh kịp thời nhằm tận dụng cơ hội. Hoàn thiện hạ tầng pháp lý, tạo môi trường pháp triển và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại và hỗ trợ pháp lý phát triển các hình thức kinh doanh mới; tối ưu hóa mô hình sản xuất kinh doanh… là những khuyến nghị của chuyên gia Lê Huy Khôi.

Trong khi đó, TS. Conor O’Toole, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Ailen cho rằng, cần tập trung cho giáo dục và đào tạo tốt, đặc biệt là trong khoa học và công nghệ; đảm bảo môi trường đầu tư ổn định và quản lý tài chính công tốt. Với nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam cần đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng, nhân lực…

1
Theo sggp.org.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm