Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng phải tiếp cận công nghệ mới

Theo nhận định của các chuyên gia, bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS), DN ngành vật liệu xây dựng (VLXD) cũng phải tận dụng cơ hội để phát triển, nếu không muốn bị 'bỏ lại phía sau'.

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 được kỳ vọng sẽ mở ra cho ngành VLXD nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việc nắm bắt kịp thời những công nghệ của cuộcCMCN 4.0 trong quá trình sản xuất và chế tạo VLXD hiện nay là một cơ hội để đổi mới và phát triển ngành này trong tương lai.

Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, nhiều sản phẩm VLXD đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong những năm gần đây, ngoài việc cho ra đời các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu thị trường, nhiều DN sản xuất VLXD, đặc biệt là các hãng sản xuất ống nước, gạch men, sứ vệ sinh lớn như: Inax, Viglacera, Hảo Cảnh, Catalan, Dekko…, đã kịp thời ứng dụng công nghệ thời CMCN 4.0 vào sản xuất kinh doanh.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thanh Tùng - Phụ trách Marketing Công ty CP Gạch men Tasa cho biết,ban lãnhđạo công tyluôn xác định công nghệ là nền tảng quan trọngtrong sản xuất, nâng cao chất lượngsản phẩm phục vụ người tiêu dùng, đồng thời tạo sự cạnh tranh trên thị trường. Do đó, Tasa luôn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào tất cả quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh các DN biết nắm bắt các công nghệ mới,nhiều DN trong ngành VLXD vẫn còn sử dụngcông nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ, tiêu hao năng lượng. Nhiều DN chưa khai thác ứng dụng được công nghệ mới, quản trị mới…

Theo ông Tống Văn Nga – Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, lợi thế tuyệt đối của DN chính là ứng dụng thành công giá trị khoa học công nghệ sản xuất trongCMCN 4.0, tự động hóa, gắn với đổi mới hoàn thiện quản trị DN, giữ ổn định sản xuất, tiết kiệm trong các khâu đầu vào, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra các loại sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn, mẫu mã cạnh tranh trên thị trường.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, ngành VLXD cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm giảm chi phí đồng bộ các khâu, từ giao dịch, vận chuyển để hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh, triển khai các hướng nghiên cứu khoa học công nghệ mũi nhọn, vật liệu mới, xây dựng đô thị thông minh gắn với sử dụng vật liệu thông minh…, theo kịp cuộc CMCN 4.0 đang hiện hữu.

Theo Văn Tuấn/Thời báo Tài chính Việt Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo