Hỗ trợ doanh nghiệp

Grab rót vốn vào Moca - ứng dụng thanh toán di động tại Việt Nam

Đây là động thái nhằm tăng cường hóa lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số trong khu vực của Grab, đi cùng với thương vụ mua lại công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán iKaaz (Ấn Độ) hồi đầu năm nay.

Hòa Phát mở trang trại quy mô 1,5 triệu gà giống Hy-Line/năm tại Phú Thọ / Shopping thả ga trên Lazada cùng thẻ HDBank

Theo nguồn tin từ DealstreetAsia, Grab đã mua lại cổ phần của Moca - ứng dụng thanh toán di động – từ đơn vị Access Venture Capital. Đây là động thái nhằm tăng cường hóa lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số trong khu vực của Grab, đi cùng với thương vụ mua lại công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán iKaaz (Ấn Độ) hồi đầu năm nay. Từng chia sẻ, Grab cho biết nền tảng thanh toán di động của iKaaz sẽ thúc đẩy việc phát triển các tính năng và gia tăng khả năng tích hợp trên GrabPay, nền tảng thanh toán di động của Grab.

Về Moca, tên đầy đủ là CTCP Công nghệ và Dịch vụ Moca, thành lập vào ngày tháng 8/2013, hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Chi tiết, Moca là ứng dụng trên di động giúp người dùng thanh toán trực tuyến hoặc trực tiếp với thẻ ATM, thẻ Visa/MasterCard/JCB. Tức, thay vì quẹt thẻ hoặc trả tiền mặt như trước, giờ đây, khách hàng chỉ cần liên kết thẻ với phần mềm ngay trên điện thoại, quét mã QR để thanh toán hóa đơn qua Moca.

Grab rót vốn vào Moca - ứng dụng thanh toán di động tại Việt Nam - với CEO xuất thân từ những gã khổng lồ công nghệ Google và Microsoft - Ảnh 1.

Ở khía cạnh này, Moca giống Apple Pay, Android Pay và Samsung Pay, nhưng Moca không cần thiết bị POS từ phía người bán hàng, mà chỉ cần mã QR, vì thế rất tiết kiệm chi phí để phát triển mạng lưới. So với dịch vụ thanh toán thẻ trên di động với giải pháp mPOS, như Square, iZettle, người dùng Moca không phải đưa thẻ nhựa để người bán hàng đọc bằng điện thoại di động của họ.

Hiện, Moca có 8 đối tác ngân hàng, kể tên như VPBank, ACB, Vietcombank, OCB, Sacombank, MaritimeBank, HDBank, SCB, JCB… với khoảng 4.000 điểm chấp nhận thanh toán, chủ yếu trong lĩnh vực tiêu dùng, giao thông - vận tải, giáo dục, nhà hàng, thời trang…

Tính đến ngày 18/5/2018, tổng vốn điều lệ của Moca đạt hơn 81,5 tỷ đồng, trong đó vốn tư nhân là 78,6 tỷ và vốn nước ngoài xấp xỉ 3 tỷ đồng. Về cơ cấu cổ đông, Moca có 3 thành viên sáng lập là ông Trần Thanh Nam – hiện nắm giữ hơn 41% vốn, ông Nguyễn Quang Dũng – nắm 19,5% vốn và ông Trần Đại Long – không nắm giữ cổ phần nào tại Moca. Cổ đông tổ chức có Access Venture Capital (Hồng Kông), đang sở hữu 3,523% vốn Moca, tương đương 287.210 cổ phần.

Được biết, Moca là tên tuổi mới trên thị trường thanh toán điện tử, thành lập và manh nha bởi nhóm các cộng sự chuyên công nghệ suốt gần 10 năm. Trong đó, Chủ tịch, CEO của Moca là ông Trần Thanh Nam từng làm việc cho Microsoft tại Redmond; và ông Nguyễn Quang Dũng, Giám đốc Phát triển Sản phẩm, từng là cựu nhân viên của Google ở Silicon Valley.

Đặc biệt, ông Nguyễn Quang Dũng là người Việt Nam đầu tiên làm việc cho Google, tốt nghiệp Khoa Toán tin, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), sang Mỹ học Đại học Georgia Insitute of Technology, làm việc cho Google rồi sau đó ông về Việt Nam lập nghiệp. Trước khi đến với Moca, ông từng là đồng sáng lập, Giám đốc Minh Việt Hitech, tác giả của Garagames - một cổng chơi game online.

Grab được định giá 10 tỷ USD, Go-Jek 6 tỷ USD, CEO FastGo vẫn tự tin: Họ đầu tư nhiều mảng, nhiều thị trường, việc thực thi từng dự án sẽ chậm hơn và không biết ai nhiều vốn hơn ai

Theo ttvn.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm