Hỗ trợ doanh nghiệp

‘Hết thời’ ở trong nước, cao Sao Vàng kinh doanh ra sao?

Khoảng 2 thập niên qua, thương hiệu cao Sao Vàng gần như vắng bóng trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, gần đây cao Sao Vàng lại gây sốt trên các trang thương mại điện tử quốc tế.

Apple mất hơn 500 tỷ USD chỉ sau hơn 2 tuần / TikTok khiếu nại lệnh cấm của Mỹ lên Tòa án liên bang Washington

cao-sao-vang-5313-1600655698.png

Hộp cao Sao Vàng đang được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Tương tự nhiều thương hiệu Việt vang bóng một thời khác như xe đạp Thống Nhất, giày Thượng Đình, kem đánh răng Dạ Lan…, sự phát triển của thị trường kéo theo việc xuất hiện ồ ạt các thương hiệu mới như dầu cù là, dầu khuynh diệp… đã khiến hình ảnh cao Sao Vàng dần vắng bóng trên thị trường nội địa.

Tuy nhiên, gần đây thương hiệu cao Sao Vàng lại được nhắc tới khi trở thành mặt hàng bán chạy trên các sản thương mại điện tử quốc tế như Amazon, eBay…

Đáng chú ý, giá bán của sản phẩm cao gấp chục lần so với giá gốc tại thị trường Việt Nam. Chẳng hạn, trên Amazon, 1 hộp cao Sao Vàng được chào bán với giá từ 2 USD đến gần 4 USD. Còn trên trang điện tử eBay, 1 hộp Cao Sao Vàng được bán với giá phổ biến 50.000-70.000 đồng, đắt gấp 30 lần so với giá gốc bán ở Việt Nam, nhưng lại rất đắt hàng. Trong giỏ hàng của người bán luôn cập nhật tình trạng hàng hóa ở mức low stock (còn rất ít) hoặc out of stock (đã hết).

Gần đây, trên các trang thương mại điện tử trong nước như Tiki, Sendo, Lazada... cũng xuất hiện sản phẩm cao Sao Vàng. Tuy nhiên, giá bán được niêm yết trên các trang này chỉ dao động từ 6.000 - 8.000 đồng/hộp.

Dù đang hot ở thị trường nước ngoài, song trong một cuộc trả lời báo chí gần đây, ông Bùi Xuân Hưởng, Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (đơn vị nghiên cứu và sản xuất sản phẩm cao Sao Vàng) cho biết: “Công ty không xuất khẩu cao ra nước ngoài, sự xuất hiện thương hiệu cao Sao Vàng trên Amazon do các công ty thương mại khác xuất khẩu”.

 

Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 của CTCP Dược phẩm Trung ương 3 cho thấy, doanh thu thuần trong nửa đầu năm nay đạt 204 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đội lên 17% và 90%, khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm khoảng 1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Trong giai đoạn từ năm 2019 trở về trước, lợi nhuận của Dược phẩm Trung ương 3 tăng trưởng không ngừng qua các năm.

Chỉ từ mức lợi nhuận dưới 10 tỷ đồng năm 2013, lợi nhuận sau thuế đã lên gấp đôi, đạt 16 tỷ đồng vào năm 2015. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng vọt, đạt 80 tỷ đồng, tăng 41 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương với mức tăng 208,85%. Năm 2019, đà tăng lợi nhuận sau thuế có phần chững lạị, chỉ tăng thêm 3 tỷ đồng so với năm 2018.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của Dược phẩm Trung ương 3 đạt hơn 435 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ. Các khoản mục có giá trị lớn nhất bao gồm 71,7 tỷ đồng hàng tồn kho; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (170 tỷ đồng) và tài sản cố định (85 tỷ đồng).

Bên kia bảng cân đối, vốn chủ sở hữu chiếm 66% tổng nguồn vốn, trong đó vốn góp của chủ sở hữu là 86 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối tháng 6 là 86,5 tỷ đồng.

 

Báo cáo tài chính bán niên cũng thể hiện, thu nhập của Tổng giám đốc Dược phẩm Trung ương 3 đạt xấp xỉ 1,2 tỷ đồng/6 tháng, bình quân gần 200 triệu đồng/tháng. Hiện nay, Tổng giám đốc của Dược phẩm Trung ương 3 là ông Nguyễn Đình Khái. Cuối tháng 6, ông Khái sở hữu gần 1,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 13,89%.

Trong khi đó, thu nhập bình quân người lao động trong công ty lên tới 15,9 triệu đồng/người/tháng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm