TP.HCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng ước tăng 7,51%
Kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty LCM / VietNam Equity Holding đã chuyển nhượng hơn 7,5 triệu cổ phiếu FPT
Theo đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) tiếp tục mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ước tăng 8,31% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung toàn ngành.
Ảnh minh họa |
Theo UBND TP.HCM, lĩnh vực công nghiệp có 5.752 DN thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 90.289 tỷ đồng, tăng 1,1% về số lượng và tăng 29,79% về vốn so với cùng kỳ. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 29 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đầu tư 136,9 triệu USD.
Riêng ngành điện tử - công nghệ thông tin của TP.HCM ước tăng 15,89% so với cùng kỳ. Lãnh đạo UBND TP.HCM cho rằng ngành này được quan tâm đầu tư phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử,…
Chương trình phát triển vi mạch của thành phố đã thu hút các công ty lớn có vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố như Intel, Samsung, Nidec, Microchip… bước đầu tạo nên những nét chính của hệ sinh thái vi mạch, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và thu hút đầu tư.
Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ đã khiến các sản phẩm ngành điện tử thành phố có sự thay đổi tương ứng, sản phẩm ngày càng tinh tế, nhỏ gọn, giá thành cạnh tranh. Các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực này thường xuyên ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại; các sản phẩm công nghệ cao (chất bán dẫn, vi mạch, bo mạch điện tử…) có thị trường tiêu thụ ổn định.
Bên cạnh đó, ngành cơ khí - chế tạo của TP.HCM ước tăng 10,13% so với cùng kỳ, tập trung để tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, đã chuyển dịch mạnh mẽ với việc đầu tư nhiều trang thiết bị mới có khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Nhiều dây chuyền, hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển tự động đã được các doanh nghiệp sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu, có khả năng cạnh tranh cao do chất lượng ổn định và giá thành khoảng 50-70% so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại…
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động tích cực đổi mới, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, liên kết quá trình sản xuất của các tập đoàn lớn trên thế giới để mở rộng thị trường xuất khẩu và tranh thủ tiếp thu công nghệ mới.
Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng khẳng định, thành phố đang xem xét phê duyệt danh mục sản phẩm chủ lực của thành phố và các bảng biểu về cơ cấu, giá trị các sản phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo