Hỗ trợ doanh nghiệp

Tròn 20 năm ra đời, Google đã làm được gì và đang phải đối mặt với những khó khăn nào?

Ngày 27/9 tới Google sẽ chính thức tròn 20 ra đời kể từ ngày được 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin cho ra mắt. Google đang là công cụ tìm kiếm và công ty quảng cáo kĩ thuật số lớn nhất thế giới nhưng cũng gặp thách thức lớn về bảo mật người dùng.

Tiếp nối làn sóng đầu tư mạnh mẽ, doanh nghiệp Hàn rót 870 triệu USD vào Masan và Vingroup chỉ trong 1 tháng / Uber và Grab bị Singapore phạt 13 triệu SGD vì sáp nhập

Thứ 5 tuần này, mạng tìm kiếm lớn nhất thế giới Google Search sẽ tròn 20 năm ngày ra mắt vào ngày 27/09/1998.

Trong quá trình 20 năm kể từ ngày ra mắt, tuy màu sắc của các chữ cái trên logo vẫn giữ nguyên nhưng Google cũng đã thay đổi rất nhiều bằng việc cho ra hàng ngàn sản phẩm khác nhau.

Giao diện của Google khi được ra mắt trong ngày đầu tiên

Nổi trội nhất trong số đó là trang thư điện tử Gmail và hệ điều hành hỗ trợ hầu hết các điện thoại Android lớn nhất thế giới.:

Giao diện ngày hôm nay

Có một điều đặc biệt thú vị trong giao diện của Google chính là các liên kết đến các công cụ tìm kiếm khác ở cuối các kết quả tìm kiếm. Ngoại trừ Yahoo và Amazon thì hầu hết các trang web ngày nay đều không có giao diện như thế này nữa.

Cùng nhìn lại 20 năm phát triển của Google, đã có những thay đổi gì và đang phải đối mặt với các khó khăn nào?

Từ công cụ tìm kiếm trở thành công ty quảng cáo kĩ thuật số lớn nhất thế giới

 

Ngày 04/09/1998, 2 người bạn Larry Page và Sergey Brin đã gặp nhau ở một trường đại học tại Stanford và cùng nhau thành lập một công ty nhỏ chuyên tìm kiếm trên mạng internet. Với dịch vụ có tên gọi Backrub - chuyên thu thập thông tin trên các trang web và xếp hạng lại chúng, sau đó 2 nhà sáng lập đổi tên công cụ tìm kiếm của mình thành Google.

Sergey Brin (trái)và Larry Page (phải)

Nếu như vào năm 1998, Google được tạo ra chủ yếu là một khối thông tin chung, dễ phân tán, dễ sử dụng hơn thì bây giờ công cụ tìm kiếm này đã trở thành một "động từ" thông dụng và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

 

Năm 2006, công ty mua lại nền tảng video YouTube lớn nhất thế giới, cùng với hệ điều hành Android được sử dụng hầu hết trên các smartphone, Google đã trở thành một hiện tượng "bá chủ" toàn cầu. Sau đó, công ty mẹ Alphabet được thành lập vào năm 2015 tiếp tục phát triển vượt bậc bằng cách tạo ra những chiếc xe tự lái, tìm ra cách chữa bệnh ung thư và xây dựng các thành phố thông minh.

Thế nhưng ngoài những tác động tích cực đã tạo ra, "gã khổng lồ" Google cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

Những thách thức lớn mà Google đang phải đối mặt

CEO Sundar Pichai của Google

Thách thức lớn nhất mà công ty, nhà quảng cáo kĩ thuật số lớn nhất thế giới đang phải đối mặt chính là sự chỉ trích về các phương pháp thu thập dữ liệu người dùng trên diện rộng để nhắm vào các mục tiêu quảng cáo của mình. Tiếp theo đó là hàng loạt thông tin sai lệch chạy tràn lan trên YouTube, các vấn đề đạo đức trong việc phát triển AI cho quân đội Mỹ và những nỗ lực đưa công cụ tìm kiếm trở lại thị trường Trung Quốc.

 

Không chỉ bị người dùng lên án mà thậm chí các nhân viên của công ty cũng đang phản ứng dữ dội với cách làm việc của Google. Bob O'Donnell, một nhà phân tích của Technalysis Research cho biết: "Khi mà một công ty đã đạt đến một ngưỡng trưởng thành khổng lồ, thì sẽ tạo ra một sức mạnh kiểm soát khủng khiếp. Đây có phải là thứ mà một công ty nên có hay không?"

Hàng loạt scandal về Google đang nổ ra liên tục, một trong số đó là cùng với Facebook và Twitter lạm dụng nền tảng để phát tán thông tin, ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Đầu tháng này, Google cho biết đã xóa 58 tài khoản liên kết với Iran để cố gắng can thiệp vào các cuộc tranh luận dư luậntrên nền tảng YouTube và các dịch vụ khác của mình

Hay các các vụ bê bối về quyền riêng tư cá nhân như email trên Gmail đã bị bên thứ 3 đọc trộm, "gã khổng lồ"còn bị tố theo dõi vị trí người dùng ngay cả khi mọi người đã tắt tính năng lưu lại lịch sử vị trí trên điện thoại của mình. Thế nhưng sau tất cả, Google vẫn tiếp tục từ chối bình luận, cũng như các đồng sáng lập Page, Brin hay CEO Sundar Pichai đều không có dấu hiệu sẵn sàng trả lờicho bất cứ cuộc phỏng vấn nào.

Đỉnh điểm nhất là vào ngày 5/9 vừa qua, Google đã khiến Thượng nghị sĩ Richard Burr tức giận khi vắng mặt trong cuộc điều trận giữa Ủy ban tình báo của Thượng viện Mỹ và những nhà lãnh đạo của các "gã khổng lồ" công nghệ, thay vào đó là một chiếc ghế trống. Trong khi đó cả COO Sheryl Sandberg của Facebook và CEO Jack Dorsey của Twitter đều có mặt tại buổi điều trần này.

"Với quy mô và tầm ảnh hưởng của Google, các lãnh đạo công ty sẽ phải chứng minh mức độ nghiêm trọng của những hành động của mình và có một cuộc thảo luận công khai trước mọi người", Mark Warner - Nghị sĩ bang Virginia cho biết.

 

Không những thế, Google đang có những lỗ hổng về cấu trúc bảo mật khiến nền tảng của mình trở nên thiếu an toàn hơn bao giờ hết. Nếu như công ty không chịu sửa đổi, sẽ dần mất đi số lượng lớn người dùng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu quảng cáo cũng như các đối tác làm ăn khác.

Theo ICTNews
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm