Vì sao DN bà Nguyễn Thanh Phượng vượt "ông lớn" SSI thị phần môi giới?
Thống trị thị trường thiết bị đeo, Apple vẫn phải lo lắng / Các ngân hàng tăng cường tín dụng bán lẻ
Sở GDCK TP.HCM (HOSE) vừa công bố thị phần môi giới chứng khoán quý 4 và cả năm 2018. Theo đó, một kết quả bất ngờ đã xảy ra trong quý IV.2018 khi CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng đã vượt qua Chứng khoán Sài Gòn (SSI) của ông Nguyễn Duy Hưng và vươn lên nắm vị trí số 1 về môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Dẫn đầu thị phần môi giới trong quý IV.2018
Cụ thể, Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng chiếm 17,04% thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong quý IV.2018, trong khi Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tụt giảm xuống dưới ngưỡng 15%.
Xếp sau đó là CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) với 9,52% thị phần. Các công ty tiếp theo trong Top 10 lần lượt là: VNDS, MBS, SHS, FPTS, BVSC, VPBS, và ACBS.
Cú lật thế cờ của doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng nhiều khả năng nhờ thương vụ CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang bán toàn bộ 110 triệu cổ phiếu quỹ cho Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc thu về 470 triệu USD. Trong thương vụ này, đại lý được thực hiện bán cổ phiếu quỹ là CTCK Bản Việt
Mặc dù vươn lên số 1 trong quý 4 nhưng tính chung cả năm 2018, Chứng khoán Sài Gòn SSI vẫn là CTCK chiếm thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lớn nhất với 18,7%, bỏ xa các đối thủ xếp sau như HSC (11,24%), VCSC (10,95%), VnDirect (7,31%)…
Về thị phần môi giới trái phiếu năm 2018, CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) giữ vững vị trí số 1 với 81,71%, bỏ xa đối thủ đứng thứ 2 CTCK Vietcombank - VCBS, nắm 3,79% thị phần.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch HĐQT và là thành viên sáng lập. Bà Phượng hiện sở hữu 6% trong tổng số gần 163 triệu cổ phiếu đang lưu hành của VCSC (mã chứng khoán VCI).
Kết quả kinh doanh trồi sụt, tài sản trên sàn bốc hơi
Báo cáo tài chính quý III.2018 của VCSCcho thấy,kết quả kinh doanh không mấy khả quan với lợi nhuận sau thuế sụt giảm tới 20% so với cùng kỳ, còn hơn 160 tỷ đồng.
Theo đó, VCSC của bà Nguyễn Thanh Phượng ghi nhận 386 tỷ đồng doanh thu hoạt động, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự suy giảm này chủ yếu là do doanh thu nghiệp vụ môi giới giảm 11%, từ 187 tỷ đồng quý III.2017 xuống còn 167 tỷ đồng.
Lợi nhuận Quý 3 của VCSC so với cùng kỳ
VCSC cho biết, doanh thu giảm chủ yếu là do tình hình giao dịch trầm lắng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, chi phí hoạt động quý III.2018 vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái, từ 82,6 tỷ đồng lên 97,3 tỷ đồng, tương đương tăng 18%; chủ yếu do tăng lỗ các tài sản tài chính và tăng chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Với kết quả này, kết thúc quý III.2018, lợi nhuận trước thuế của VCSC đạt 200 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của VCSC vẫn tăng 47%, đạt 851 tỷ đồng và thực hiện hơn 84% kế hoạch cả năm nay (1.011 tỷ đồng).
Tính đến hết ngày 30.9.2018, tổng tài sản của VCSC đạt 7.370 tỷ đồng, tăng 32% so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản của VCSC tập trung ở các khoản cho vay (chủ yếu là cho vay ký quỹ) với 4.074 tỷ đồng và tài sản tài chính sẵn sàng để bán với 2.422 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của VCSC đến hết ngày 30/9/2018 ở mức 3.775 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 3.595 tỷ đồng, tăng 6,3%.
Hiện, doanh nghiệp đang gánh khoản nợ phải trả tới 3.595 tỷ đồng, tăng khá mạnh so 3.382 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, hơn 3.418 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, hơn 176 tỷ đồng nợ vay dài hạn
Được biết, Chứng khoán Bản Việt là công ty chứng khoán đứng thứ 2 trên thị trường tính theo giá trị vốn hóa. Công ty do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch HĐQT. Chồng bà Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng là thành viên HĐQT.
Tuy nhiên, cổ đông cá nhân lớn nhất của VCSC không phải bà Phượng, mà là Tổng giám đốc Tô Hải với tỷ lệ sở hữu lên đến 19,02%; cùng với đó, vợ ông Tô Hải cũng giữ lượng lớn cổ phiếu VCSC với tỷ lệ sở hữu 4,16%.
Bà Nguyễn Thanh Phượng hiện chỉ sở hữu 4,14% vốn điều lệ VCSC.
Bà Nguyễn Thanh Phượngsở hữu 4,14% vốn điều lệ VCSC.
Gần đây, VCSC của bà Nguyễn Thanh Phượng cũng đã thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa 100%; bán cổ phiếu ESOP với giá ưu đãi, chỉ bằng gần 1/3 thị giá trên sàn chứng khoán cho người lao động. VCI của bà Phượng cũng thưởng đậm, tỷ lệ 35% cho cổ đông (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận 35 cổ phiếu mới), qua đó, điều chỉnh vốn điều lệ từ 1.200 tỷ đồng lên gần 1.620 tỷ đồng.
Hồi đầu tháng 7, doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng tính vụ lớn 800 tỷ đồng, thông qua phương án phát hành riêng lẻ 80.000 trái phiếu ghi danh, không chuyển đổi, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu.
Hiện tại, tỷ lệ NĐT nước ngoài nắm giữ tại VCI không được công bố nhưng giao dịch tăng sở hữu của nhóm cổ đông Dragon Capital gần đây cho thấy, riêng nhóm này đã nắm giữ hơn 9% cổ phần VCSC.
Bên cạnh đó, còn nhiều nhóm cổ đông nước ngoài đang nắm giữ như KIMTC, Vietnam Holding, JPMorgan AM…
Trên thị trường chứng khoán, mặc dù đón nhận tin vui khi vượt qua "ông lớn" SSI, nhưng cổ phiếu VCI của chứng khoản Bản Việt vừa trải qua chuỗi 4 phiên giảm giá liên tiếp. Qua đó, giá trị cổ phiếu VCI do bà Nguyễn Thanh Phượng sở hữu đã giảm 29,7 tỷ đồng, còn 289,5 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc