KBC kỳ vọng vào tiềm năng
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Vietcombank VCBS, CTCP Đầu tư Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC- HoSE) đã chấm dứt thời điểm tồi tệ nhất và bước vào giai đoạn phục hồi.
(DDDN) Năm 2012, sau 11 năm đi vào hoạt động, KBC ghi nhận mức lỗ với doanh thu thuần giảm mạnh đạt 281,37 tỉ đồng (âm 55,6% so với cùng kỳ năm 2011) và thua lỗ âm 435, 64 tỉ đồng sau thuế.
Chưa chấm dứt lỗ
Là thành viên của Tập đoàn Saigon Invest (SGI), KBC có dự án đầu tiên là quần thể Khu đô thị KCN – Dịch vụ Kinh Bắc với tổng diện ích hơn 1.000 ha tại tỉnh Bắc Ninh, với các hoạt động kinh doanh đa dạng nhưng doanh thu thuần vẫn được đóng góp chủ yếu bởi hoạt động cho thuê đất với tỉ trọng 85%.
Năm 2012, không chỉ doanh thu thuần từ lĩnh vực chính giảm, hoạt động thuê và bán nhà xưởng cũng giảm mạnh. Doanh thu từ cung cấp nước sạch và điện tăng mạnh +81% so với cùng kỳ năm trước nhưng có tỉ trọng rất nhỏ nên không mang lại nhiểu chuyển biến cho tổng doanh thu. Doanh thu giảm mạnh trong khi các chi phí tăng cao đặc biệt là chi phí tài chính dẫn đến sự thua lỗ nghiêm trọng. Trong đó, 2 nguyên nhân cơ bản là: (1), dòng vốn FDI giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước suy thoái, (2) Hệ quả của việc KBC phân bổ nguồn lực dàn trải (gồm vốn tự có và nguồn vốn vay) vào nhiều ngành khác nhau như BĐS, ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoáng sản, năng lượng trong các năm trước, dẫn đến việc DN chịu áp lực lãi vay lớn và phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư.
Báo cáo tài chính quý I/2013 của KBC hiện tại chưa cho thấy DN sẽ sớm chấm dứt thời điểm lỗ. Cụ thể, doanh thu thuần của KBC chỉ đạt 38,8 tỉ đồng, tương đương gần 4% KH năm. Theo đó, lỗ trước thuế là -56,25 tỉ đồng, lỗ sau thuế đạt -53,08 tỉ đồng.
Quan ngại nợ
Cơ cấu nguồn vốn, tài sản của KBC hiện cũng có những điểm đáng quan ngại. VCBS phân tích: Năm 2012, cơ cấu tài sản của KBC có sự dịch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn. Cụ thể, TTS giảm nhẹ -1,4% so với cùng kỳ, đạt 11.778 tỉ đồng năm 2012, trong đó TSNH tăng +18,8% đạt 9.583 tỉ đồng và TSDN giảm mạnh -43,4% đạt 2.195 tỉ đồng.
Hiện tại, về cơ cấu nguồn vốn KBC đã thanh toán được các khoản vay ngắn hạn với CTCP Đầu tư Sài Gòn và CTCP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định, giúp giảm khoản mục vay và nợ ngắn hạn giảm 74,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 316,6 tỉ đồng trong năm 2012. Tuy nhiên, khoản mục chi phí phải trả tăng đột biến +44,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.137 tỉ đồng do chi phí lãi vay phải trả và phải trả các bên liên quan tăng mạnh. Cũng theo BCTC hợp nhất năm 2012, KBC ghi nhận thêm các khoản vay tín chấp dài hạn với ngân hàng TMCP Nam Việt và NH TMCP Phương Tây khiến khoản mục vay dài hạn tăng +7,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.863 tỉ đồng.
“Áp lực trả lãi và gốc vay vẫn đang là mối quan ngại lớn của chúng tôi đối với DN, đặc biệt là trong năm 2014 khi gần 3.000 tỉ đồng trái phiếu của KBC sẽ đồng loạt đến hạn thanh toán”, bộ phận phân tích VCBS cho biết.
Rõ ràng, sau một giai đoạn lỗ và nỗ lực “co mình” KBC đã có nhiều thay đổi. Nhưng khó có phép màu nào có thể giúp DN sớm lấy lại được mức phục hồi đến tăng trưởng mạnh ngay lập tức, nhất là khi KBC chưa xử lý rốt ráo hệ quả đầu tư dàn trải cũng như hoạt động của KBC luôn phụ thuộc bối cảnh và những yếu tố dịch chuyển từ dòng vốn ngoại. Tiềm năng của KBC, dù vậy, vẫn xứng đáng để nhà đầu tư kiên nhẫn.
M.L
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Cột tin quảng cáo