Hỗ trợ doanh nghiệp

Kết nối đầu tư dựa vào giá trị

Đầu tư theo phương thức M&A là phương thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm. Tuy nhiên, trong quá tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhiều đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp mục tiêu.

Ông Stamura Yusuke, Đại diện Công ty Esuhai:

 

 

 

Quan tâm doanh nghiệp có nguồn nhân lực tốt

 

Vấn đề nhân sự và văn hóa doanh nghiệp là những quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản khi thực hiện thương vụ M&A, được xem như là những tiêu chí định giá doanh nghiệp.

 

Trong đó, nhân sự điều hành là vấn đề lo ngại nhất của các đối tác Nhật Bản sau khi M&A, để đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn DN Nhật muốn áp dụng văn hóa và tiêu chuẩn điều hành tại các doanh nghiệp Việt Nam sau M&A.

 

Điều đối tác Nhật Bản lo ngại nhất là nhân sự quản lý theo tiêu chuẩn của Nhật Bản về ngôn ngữ và thấu hiểu văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Trong khi đó, nhân sự quản lý Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu, nếu cử chuyên gia của Nhật Bản qua thì chi phí rất cao, thời gian huấn luyện đào tạo mất ít nhất 1 năm. Nhưng đây được xem như là một giải pháp để khắc phục hạn chế này.

 

Doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí về nguồn nhân lực theo yêu cầu khó có thể trở thành doanh nghiệp mục tiêu của các nhà đầu tư Nhật Bản trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư theo phương thức M&A. Bởi  vì, việc tuyển nhân sự mới có khi còn nhanh hơn đào tạo nguồn lao động hiện tại của doanh nghiệp mục tiêu.

 

Thông thường các nhà đầu tư Nhật Bản sau quá trình M&A xây dựng một nền văn hóa mới theo phong cách Nhật Bản. Đây được xem như là một bài toán khó thế nhưng vẫn phải thực hiện và được xem như là chìa khóa để thành công.

Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Vinacapital:

 

M&A lợi về chi phí vốn

 

Lợi thế về chi phí vốn là điểm thu hút nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại thị trừng Việt Nam. Môi trường đầu tư tại thị trường nội địa đã bão hòa và chi phí lao động khá cao. Mặt khác, khi đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp được sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính. Trong thời gian tới số lượng và giá trị của các thương vụ M&A sẽ tăng cao. Đầu tư theo phương thức này được các nhà đầu tư Nhật Bản đặc biệt quan tâm vì rút ngắn thời gian và giảm chi phí đầu tư.

 

Ông Yutaka Abe, Ủy viên Hội đồng quản trị, Vietcombank:

 

Sản xuất ở nước ngoài cung cấp cho thị trường nội địa

 

Các doanh nghiệp Nhật Bản khó có thể đầu tư mở rộng ở thị trường nội địa do sự suy giảm nhanh chóng của cơ hội đầu tư và nguồn nhân lực, xu hướng đầu tư ra ngoài là tất yếu, đặc biệt thị trường Đông Nam Á. Đầu tư ra nước ngoài để phân phối cho thị trường nội địa đảm bảo sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Kết hợp giữa hai thị trường để hỗ trợ nhau, tận dụng những điểm mạnh của nhau để phát triển. Đầu tư ra nước ngoài để sản xuất cung cấp cho thị trường nội địa tận dụng được nhiều lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ, nguyên liệu tại các nước bản địa



Ông Tatsuhiro Ogawa, Trưởng bộ phân tư vấn, Công ty CDI Việt Nam:

 

 

 

Nhật Bản phân vùng đầu tư

 

Thị trường Đông Nam Á được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm, thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá là khá tiền năng về lĩnh vực phân phối, bán lẻ và kinh doanh đồ ăn thức uống, do các công ty nhỏ và vừa xúc tiến đầu tư. Trong khi đó thị trường Inđônêxia Thái Lan, Philipin…là thị trường của công nghiệp chế tạo, máy móc.

 

Thị trường này do các tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản trú trọng đầu tư do có nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng đủ đảm bảo để phát triển lĩnh vực này, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ.

 

 

Theo Đầu tư

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo