NASA công bố bức ảnh bằng chứng về hậu quả đen tối của biến đổi khí hậu, cảnh báo thảm họa nghiêm trọng con người sẽ phải đối mặt
Rùng mình cảnh động vật hoang dã chết thảm vì hạn hán ở Zimbabwe / Kinh cảnh hoàng loạt cá sấu phơi xác chết thảm do hạn hán
Mới đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ NASA đã công bố ảnh vệ tinh của hồ Mead - vốn là hồ chứa nước lớn nhất Mỹ, được tạo nên bởi việc xây dựng đập Hoover. Đáng chú ý, mức nước trong hồ đã sụt giảm nghiêm trọng đến nỗi chỉ còn 27% sức chứa chỉ trong vòng hơn 20 năm qua. Bức ảnh tiếp tục là minh họa sắc nét về biến đổi khí hậu và thảm họa hạn hán con người có thể đối mặt.
Trong bức ảnh ghép 3 tấm chụp từ vệ tinh các năm 2000, 2021 và 2022 của mình, NASA cho thấy một nhánh sông từng đầy nước, với mực nước sâu dần trở nên khô cạn, trơ cả đáy. Đặc biệt, chỉ trong 1 năm qua từ 2021 đến nay, mực nước đã giảm đáng kể.
Hồ Mead được dùng để cấp nước cho khoảng 25 triệu người dân miền Tây Hoa Kỳ, hiện đang có mức nước thấp kỷ lục kể từ khi nó được đổ đầy vào năm 1937. Vào ngày 18/7, người ta ghi nhận mức nước chỉ còn vào 27% sức chứa.
Michael Carlowicz, chủ bút của Đài quan sát Trái Đất Nasa, miêu tả bức ảnh trên là "minh họa trần trụi về biến đổi khí hậu và hạn hán dài lâu có thể là tệ nhất ở phía Tây Mỹ trong 12 thế kỷ".
Tình trạng nước rút đã khiến người ta đóng cửa các khu đi thuyền giải trí và đe dọa sản xuất thủy điện. Nó cũng đã tiết lộ những bí mật hàng chục năm từng được cất giấu dưới đáy sâu - bao gồm thi thể bị thanh toán bởi các băng đảng, hàng đống đồ tạo tác và rác bị bỏ lại bởi những người chơi thuyền qua hàng thập kỷ; hay thậm chí là xác một con tàu từ thời Thế chiến.
Nhưng những gì mà lớp bùn khô phơi bày một cách sinh động nhất là sự tàn phá của cuộc khủng hoảng khí hậu và sự tiến triển nhanh chóng của nó. Hồ Mead chỉ là một phần của Lưu vực sông Colorado trơ trọi, cung cấp nước cho khoảng 40 triệu người, 5 triệu mẫu (hơn 20.000km2) đất nông nghiệp và thực vật, cũng như hệ sinh thái ven sông với quần thể động vật. Toàn bộ hệ thống hiện ở mức 35% công suất sinh học.
Hồ Mead khô kiệt, làm lộ ra các con thuyền từng chìm dưới đáy.
Khai thác quá mức đã đẩy nhanh quá trình suy giảm của hệ thống thủy lợi này, chưa kể mức nhiệt cao càng làm mất độ ẩm. Hơn 1/3 miền Tây Hoa Kỳ hiện được Cơ quan Giám sát Hạn hán Hoa Kỳ xếp vào diện hạn hán cực đoan, với mối đe dọa của những ngày khô nóng kéo dài trong các mùa tới.
Khi các hồ chứa chính dọc theo sông Colorado đạt đến mức khô kỷ lục, bao gồm cả hồ Mead, chính phủ liên bang đã kêu gọi các bang phụ thuộc vào lưu vực này thực hiện cắt giảm mạnh việc sử dụng nước của họ. Nhưng các nhà khoa học khí hậu tin rằng thảm họa không phải là tình trạng tạm thời. Đó là một sự thay đổi mang tính hệ thống mà chúng ta cần chuẩn bị để thích nghi.
Có thể sẽ phải cắt giảm nước - nhưng cần thậm chí nhiều hành động hơn nữa để duy trì hệ thống khi các điều kiện khắc nghiệt và cực đoan ngày càng tăng.
Rhett Larson, giáo sư luật về nước tại Đại học bang Arizona, nói với Denver Post khi phản ánh về sự khô kiệt của sông Colorado: "Đây không phải là hạn hán, đây là sự khô cằn. Đây không phải là điều chúng ta có thể (ngồi im) mà đợi. Đây không phải là thứ mà chúng ta có thể sống qua nổi" - giáo sư cảnh báo, và cho biết đây là tương lai phía trước cho nhân loại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán