'Bất ngờ' tìm thấy lăng mộ nữ hoàng Nefertiti - vợ của vua Tutankhamun
Khám phá loài rắn khổng lồ có tên "nưa 9 lỗ mũi" với độc tố nguy hiểm / Hai loài cá heo "kịch chiến" trên biển khiến nhà khoa học bối rối
Trong một báo cáo học thuật chưa được công bố gần đây được trình bày trước Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, các nhà khảo cổ học nghiên cứu về lăng mộ của vua Tutankhamun cho biết, họ đã sử dụng radar xuyên mặt đất và phát hiện ra một khu vực giống như hành lang ẩn giấu, được cho là nơi Nefertiti, người vợ và là hoàng hậu vĩ đại, người lãnh đạo một trong những thời kỳ thịnh vượng và ổn định nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại, được chôn cất.

TS. Ray Johnson, một nhà Ai Cập học thuộc Viện Đông phương Chicago (Mỹ) nói rằng, các phát hiện của nhóm là rất thú vị bởi rõ ràng có một thứ gì đó ở phía bên kia của bức tường phía Bắc của phòng chôn cất.
Giả thuyết cho rằng, Nefertiti cùng với vua Akhenaten có thể đã được chôn cất trong lăng mộ của vua Tutankhamun, lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà Ai Cập học người Anh Nicholas Reeves vào năm 2015. TS. Reeves cho rằng, đã có những bằng chứng xác nhận Nefertiti được chôn cất tại nơi đây.
Ngôi mộ Tutankhamun được phát hiện vào năm 1922 bởi một cặp nhà khảo cổ học người Anh. Họ cũng là những người đầu tiên bước vào ngôi mộ trong hơn 3.000 năm. Hàng ngàn cổ vật từ đồ nội thất đến xe ngựa, nhạc cụ và trò chơi trên bàn cờ đã được tìm thấy, với nơi chôn cất vẫn là ngôi mộ pharaoh duy nhất từng được phát hiện nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng bởi thiên nhiên và nạn trộm cắp cổ vật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'