'Bất ngờ' với cách sa hoàng chọn vợ
Sự thật về vệt sáng giống UFO xuất hiện trên bầu trời Mỹ / Sự thật về người từng điều khiển phi thuyền UFO?
Ai cũng biết rằng các cuộc hôn nhân của vua chúa là chuyện đại sự quốc gia. Có hẳn một bài hát Nga nổi tiếng nói về câu chuyện này: "Trên đời, không có vị vua nào kết hôn vì tình yêu cả".
Trước thời Peter Đệ nhất, các Sa hoàng Nga cũng lựa chọn Hoàng hậu tương lai theo một quy trình rất nghiêm ngặt. Nhưng trái ngược với các vương quốc phương Tây, thường kén chọn Hoàng hậu từ nước khác, Sa hoàng Nga chỉ tuyển chọn Hoàng hậu trong nước, bởi vì Sa hoàng vốn theo đạo Chính thống nên không thể kết hôn với một người theo Công giáo được.
Ngoài ra, trong chuyện kết hôn của Sa hoàng thì vấn đề dòng tộc không quan trọng. Đối với nhà vua, tất cả mọi người đều là bày tôi, dù là quý tộc hay nông dân đều bình đẳng như nhau.
Chính vì lý do trên mà số phận các công chúa không có con đường nào khác, ngoài việc phải sống suốt đời trong tu viện. Vì nhà vua lấy vợ nghĩa là nâng đỡ, đưa "thần dân" lên ngang hàng với mình, còn công chúa, dù có kết hôn với một nhà quý tộc cao quý nhất đi nữa cũng vẫn bị coi như là hạ thấp vị thế của bản thân.
Khi có ý định lập ngôi Hoàng hậu, Sa hoàng công bố việc tuyển chọn tới các cô gái có độ tuổi phù hợp tại tất cả các thành phố trong vương quốc rộng lớn của mình, rồi cử những người thân tín đi tuyển chọn các cô gái có nhan sắc ở khắp nơi, như thời bây giờ gọi là “sơ tuyển”.
Sau đó, tất cả các cô gái đã vượt qua vòng đầu của "cuộc thi sắc đẹp" được đưa về thủ đô.
Những quan cận thần được cử đi "sơ tuyển" cô dâu ở khắp nơi trong vương quốc. |
Về mặt lý thuyết, bất cứ cô gái nào ở độ tuổi phù hợp và có ngoại hình xinh xắn đều có thể trở thành cô dâu của hoàng gia, nhưng trên thực tế, trong danh sách các ứng cử viên, phần lớn là con cái nhà dòng dõi quý tộc.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế. Hoàng hậu Marfa Sobakina, vợ của Ivan Bạo chúa xuất thân từ một gia đình thương gia.
Các cô gái đã qua vòng “sơ tuyển” được đưa về thủ đô sẽ phải trải qua một kỳ sát hạch khắt khe hơn, và những người lọt vào "vòng ba" sẽ được đưa vào trong cung điện.
Trong cung, không chỉ có các quý tộc cận thần, mà còn có các tiểu thư, các quan thái y và các bà quản gia kiểm tra họ một cách kỹ càng.
Ở giai đoạn này, các ứng viên đã qua 2 vòng thi được kiểm tra không chỉ có sắc đẹp, mà là tất cả những phẩm chất cần thiết đối với một vị Hoàng hậu.
Những bà già khó tính có nhiệm vụ xác định những người phù hợp nhất trong vai trò trách nhiệm làm mẹ đối với người thừa kế sau này. Nếu nói một cách nghiêm túc thì đây là điều cần thiết nhất đối với một vị Hoàng hậu.
Các tiểu thư và các bà quản gia đang kiểm tra hình thể từng"thí sinh" |
Người ta lựa chọn những cô gái không chỉ xinh đẹp mà còn phải có sức khỏe tốt nhất, sau đó các tiểu thư và các bà quản gia sẽ báo lại nhận xét của họ với Sa hoàng.
Qua nghiên cứu các tài liệu của thời kỳ đó, trong số hơn một nghìn rưỡi cô gái được mời về kinh thành, người ta chọn ra 500 cô, sau đó chọn ra 300, rồi 200 v.v….
Mỗi một đời vua có cách chọn cô dâu khác nhau: có vị Sa hoàng đích thân xem mặt hầu hết các cô gái dự tuyển đến, cũng có vị Hoàng đế chỉ làm quen với vài ba chục cô được chọn ra từ những người đã được chọn ra trước đó.
Nhưng bản chất thì vẫn như thế: Bao giờ người ta cũng chọn lấy người chiến thắng trong "cuộc thi sắc đẹp".
(Còn nữa)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách