Khám phá

"Bóng ma sa mạc" đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu "khó thở"?

Bụi sa mạc - mịn và có khả năng vươn cao lên bầu trời như những bóng ma - có khả năng phá hủy nhiều chất gây ô nhiễm, nhưng cũng âm thầm gây những tác động đáng sợ.

"Tái sinh" quái ngư răng cánh hoa 290 triệu tuổi, tổ tiên "bóng ma đại dương" / Chụp ảnh vũ trụ, hoảng hồn vì 2 "bóng ma nhảy múa" sinh ra từ lỗ đen

Nghiên cứu vừa công bố trên Science Advances giúp các nhà khoa học đánh giá toàn diện hơn về mối liên quan giữa chu trình đất và khí quyển, từ đó có những chiến lược chuẩn xác hơn trong nỗ lực làm sạch không khí địa cầu, chống lại biến đổi khí hậu.

Bóng ma sa mạc đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu khó thở? - Ảnh 1.

Sa mạc Atacama, nơi mà I-ốt trong bụi sa mạc hóa khí một cách khó hiểu, như "bóng ma" bay lên và phá hủy tầng Ozone - Ảnh: Sam Hall

Nhóm khoa học gia từ Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) nhận ra rằng I-ốt (Iodine), một hóa chất phổ biến trong đất và dễ dàng bay lên khí quyển theo bụi sa mạc, có khả năng tẩy sạch nhiều dạng khí ô nhiễm, trong đó có Ozone, thứ mà nếu ở trên mặt đất thì cực kỳ độc hại với con người.

Nhưng ngược lại, nó lại khiến nhiều khí nhà kính khác tồn tại lâu hơn, đồng nghĩa với việc tuy tẩy bớt những thứ có độc khi chúng ta hít vào, nhưng lại góp phần làm nóng lên toàn cầu.

Phát hiện này còn đưa đến một lời cảnh báo khác: nếu nó bốc lên đủ cao, không phải từ bụi sa mạc, mà khi đã bị biến đổi và ẩn trong các phân tử khí, có thể là thông qua một số hoạt động công nghiệp của con người, nó sẽ ăn mòn tầng Ozone, là lớp bảo vệ quan trọng cho Trái Đất khỏi bức xạ gây hại, theo tờ SciTech Daily.

"Do vậy, cần tránh bổ sung I-ốt vào tầng bình lưu" - giáo sư Rainer Volkamer, tác giả chính của nghiên cứu, cảnh báo.

Trước đó, qua bộ dữ liệu thu được từ các chuyến bay khảo sát ngoài khơi Chile và Costa Rica, các nhà khoa học nhận thấy bụi thổi ở vùng này giàu I-ốt đến kinh ngạc. Quan sát khác từ nguồn bụi sa mạc từ Atacama và Schura ở Chile và Peru cho thấy I-ốt trong đó bị biến thành dạng khí nhanh chóng.

 

Vì sao chúng biến đổi, đó là một câu hỏi cần phân tích thêm nhưng các nhà khoa học, như đã nói ở trên, nghi ngờ là do tác động từ một hoạt động nào đó của con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm