Khám phá

"Bức ảnh chân thực" của Từ Hi Thái hậu được lưu giữ trong bảo tàng ở Mỹ: Thì ra dung mạo chân thực là như vậy!

Bạn đoán xem, vị Thái hậu nổi tiếng Thanh triều này rốt cuộc đẹp hay xấu.

Phát hiện lăng mộ nghìn năm đồ sộ hơn lăng Từ Hi Thái hậu: 12 quan tài chứa bí mật gì? / Ngôi mộ người hầu cận của Từ Hi Thái hậu được phát hiện ở Bắc Kinh, sau khi mở quan tài chỉ tìm thấy duy nhất một bộ phận

Một khi nhắc đến vị Thái hậu của triều đại nhà Thanh – Từ Hy thái hậu, rất nhiều người đều cảm thấy oán hận cùng cực.

Vị thái hậu nắm quyền thống trị vào cuối triều Thanh này đã vì thói xa xỉ của bản thân mà bào mòn quốc khố, dân chúng lầm than.

Không chỉ vậy, Từ Hy còn kí hàng loạt những hiệp ước bất lợi, chuốc nhục cho đất nước, đẩy cuộc sống của nhân dân vào cảnh "Dầu sôi lửa bỏng". Thế nên trong mắt của đại đa số người dân Trung Quốc, hình tượng Từ Hy luôn gắn liền với hình tượng như một "mụ yêu tinh".

Những ghi chép của nội bộ củaTrung Quốc về dung mạo của Từ Hy

Cuộc đời của Từ Hi Thái hậu đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm truyền hình. Song dù rằng Trung Quốc và một số những nước khác đã sản xuất khá nhiều những bộ phim với nội dung cung đình vào cuối triều nhà Thanh, thì sự xuất hiện của Từ Hy trong những bộ phim đó chỉ là hình tượng trên phim, so với hình tượng thật sự của bà, thực sự chưa hoàn toàn chính xác.

Vậy, rốt cuộc Từ Hy thái hậu trông như thế nào? Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra.

Về dung mạo của Từ Hy thái hậu, cả Trung Quốc và những nước khác đều đã lưu lại rất nhiều tài liệu lịch sử bàn về vấn đề này.

Cuốn "Mãn Thanh ngoại sử" đã miêu tả về vị thái hậu Từ Hy như sau: "Tuổi tuy còn nhỏ nhưng rất thông tuệ, nhan sắc không có đối thủ." (Miêu tả giai đoạn khi Từ Hy còn trẻ). Sự miêu tả này rất quy cách và tiêu chuẩn, rất phù hợp với cách viết trong những tài liệu lịch sử truyền thống.

Bức ảnh chân thực của Từ Hi Thái hậu được lưu giữ trong bảo tàng ở Mỹ: Thì ra dung mạo chân thực là như vậy! - Ảnh 2.

Nhan sắc Từ Hy được phục dựng bằng công nghệ hiện đại.

Một tỳ nữ như hình với bóng với Từ Hy thái hậu, đó là Dụ Đức Linh cũng đã miêu tả Từ Hy trong tác phẩm của bản thân là: "Từ Hy là một mỹ nhân thướt tha yêu kiều, nhan sắc chói lọi rực rỡ, dáng người thẳng và cao, tuy rằng gương mặt thái hậu đã dần già đi, nhưng vẫn giữ được khí chất trang trọng, thanh lịch."

Xét theo mối quan hệ chủ tớ đặc biệt giữa Dụ Đức Linh và Từ Hy, và thêm cả tính chất "tiểu thuyết" vô cùng đậm đặc trong tác phẩm của tỳ nữ này, sẽ có thể thấy rằng những chi tiết miêu tả "yêu kiều thướt tha", "trang trọng thanh lịch" không hề đáng tin.

Cách miêu tả của người nước ngoài đối với Từ Hy

Vậy với nhan sắc của Từ Hy, người nước ngoài sẽ có đánh giá như thế nào?

Khi ấy, có rất nhiều những nhà nghệ thuật ngoại quốc đã đến Trung Quốc thăm thú và học hỏi, họ đã được Từ Hy tiếp đón, gặp mặt. Do vậy, họ đã có cơ hội tận mắt chứng kiến gương mặt thật sự của Từ Hy thái hậu.

 

Trong số đó có một họa sĩ người Mỹ tên Katherine Carl đã dùng các từ "Đẹp động lòng người, trẻ trung xinh đẹp, nhìn dáng vẻ không hề giống với một người đã đến tuổi 70" để miêu tả Từ Hy trong tác phẩm văn học của bản thân.

Katherine Carl còn nói thêm: "Giả dụ, nếu như tôi không biết trước chuyện thái hậu đã 69 tuổi, nhất định tôi sẽ cho rằng thái hậu là một phụ nữ tuổi khoảng trên dưới 40, rất biết cách chăm sóc sắc đẹp".

Bức ảnh chân thực của Từ Hi Thái hậu được lưu giữ trong bảo tàng ở Mỹ: Thì ra dung mạo chân thực là như vậy! - Ảnh 4.

Hubert Vos – họa sĩ người Mỹ từng vẽ tranh cho Từ Hy đã có những lời khen giành cho Từ Hy sau khi diện kiến bà: "Vùng ấn đường (vùng giữa 2 lông mày) của thái hậu tràn đầy sự nhân ái và khát vọng theo đuổi cái đẹp."

Trước khi diện kiến thái hậu, Hubert Vos đã từng xem qua ảnh của Từ Hy. Nhưng sau khi được gặp con người thật của Từ Hy, vị họa sĩ này cho rằng, khi nhìn bên ngoài Từ Hy thậm chí còn đẹp hơn trên ảnh, đối với Từ Hy, Hubert Vos có một cảm giác "Vừa nhìn đã thích".

Điều làm cho những người ngước ngoài hứng khởi bàn tán không ngừng đó là, vào năm 1902, một sĩ quan kiêm công sứ ngoại quốc nước Anh, tên Edmund Backhouse được Từ Hy diện kiến. Vị sĩ quan tuổi mới 20, dung mạo anh tuấn tự tại, thông thạo hơn 20 ngôn ngữ này vậy mà lại nảy sinh cảm giác "vừa gặp đã yêu" đối với vị thái hậu đã ngoài 60 tuổi như Từ Hy.

 

Sau đó, Edmund Backhouse thường xuyên ra vào hoàng cung Đại Thanh, thói quen này của vị sĩ quan trẻ tuổi đã lặp đi lặp lại cho đến khi Từ Hy qua đời mới dừng lại.

Và sau khi Từ Hy qua đời, Edmund Backhouse đã viết lên một cuốn hồi kí mang tên "Sự suy tàn của Mãn Châu", nội dung cuốn hồi kí không chỉ đề cập đến sự khen ngợi đối với dung mạo Từ Hy, mà còn thuật lại những hồi ức ngọt ngào trong tình yêu giữa tác giả với vị thái hậu này.

Bức ảnh chân thực của Từ Hi Thái hậu được lưu giữ trong bảo tàng ở Mỹ: Thì ra dung mạo chân thực là như vậy! - Ảnh 6.

Hình tượng Từ Hy trên phim.

Bức ảnh lột tả nhan sắc thật sự của Từ Hy thái hậu

Dựa vào thời gian qua lại giữa vị sĩ quan trẻ tuổi Edmund Backhouse và Từ Hy, cũng như những gì mà Edmund Backhouse thuật lại về Từ Hy trong hồi kí của bản thân, có thể cho rằng đây chính là chứng cứ chứng minh cho nhan sắc mỹ miều xinh đẹp của Từ Hy.

 

Vậy nhưng trên thực tế, những người khen ngợi nhan sắc của Từ Hy dường như đều nhận được những lợi ích vô cùng lớn.

Để hưởng lợi từ Từ Hy, họ đã nói ra những lời trái với lòng, khoa trương khen ngợi một bà lão đã hơn 60 tuổi là "chị gái", thật sự là làm cho người đời cảm thấy khinh miệt, xem thường.

Vậy, rốt cuộc có bức ảnh nào lột tả chân thực nhan sắc của vị thái hậu này được truyền lại không? Câu trả lời là có!

Khi vừa xuất hiện ở Trung Quốc,máy chụp ảnh đã lập tức giành được sự chú ý cùng cùng to lớn trong giới quý tộc Mãn Châu, đặc biệt là những công chúa, cách cách và hậu phi của Hoàng gia, họ càng tranh nhau kịch liệt để được chụp ảnh.

Khi chụp ảnh, Từ Hy thái hậu đã bị ánh sáng trên đèn flash của máy ảnh làm cho kinh sợ, Từ Hy cho rằng thứ ánh sáng này sẽ câu dẫn mọi người trở lên u mê, mê muội, vì vậy không dám chụp ảnh nữa.

 

Không lâu sau đó, Dụ Đức Linh từ nước ngoài trở về đã giải thích rõ cho Từ Hy về nguyên lý hoạt động của máy ảnh, kể từ khi ấy, bà bắt đầu đam mê chụp ảnh.

Mỗi một ngóc ngách trong Tử Cấm Thành đều trở thành địa điểm chụp ảnh của Từ Hy. Và bà cũng đặc biệt yêu thích đóng vai Quan Thế Âm Bồ Tát, những bức ảnh đóng vai Quan Thế Âm của bà còn được lưu truyền đến ngày nay.

Bức ảnh chân thực của Từ Hi Thái hậu được lưu giữ trong bảo tàng ở Mỹ: Thì ra dung mạo chân thực là như vậy! - Ảnh 8.

Bức ảnh được trưng bày tại triển lãm ở Mỹ của Từ Hy.

Từ Hy thái hậu vô cùng tự tin đối với nhan sắc của chính mình, bà đã từng triển khai cuộc thi "Giao lưu ảnh".

Vào năm 1904, tại triển lãm thế giới được tổ chức tại thành phố Louis(Mỹ), một bức ảnh của Từ Hy thái hậu đã được đưa ra trưng bày tại triển lãm, tác giả của bức ảnh này của bà chính là nữ họa sĩ người Mỹ Katherine Carl.

 

Sau khi triển lãm kết thúc, Từ Hy đã tặng bức ảnh cho tổng thống Franklin D.Roosevelt (tổng thống thứ 32 của Mỹ), sau đó Franklin D.Roosevelt chuyển lại bức ảnh này cho Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian, và được giữ gìn đến ngày nay.

Từ bức ảnh có thể thấy rằng, dáng vẻ của Từ Hy rất mực đoan trang; những ngón tay nhỏ, mảnh, trắng nõn; tuy rằng không đến mức "thướt tha yêu kiều", "trẻ trung xinh đẹp" như trong miêu tả của tỳ nữ Dụ Đức Linh và Katherine Carl, nhưng cũng không mất đi dáng vẻ của một người phụ nữ biết cách chăm sóc sắc đẹp.

So với những bức ảnh lột tả chân thực sự già nua, lão hóa của Từ Hy, thì bức tranh chân dung được đưa vào trong triển lãm của bà thực sự đã làm cho nhan sắc vốn đã già nua của bà như đẹp lên bội phần, chẳng trách Từ Hy lại đem bức chân dung đó đem tới nước ngoài để được trưng bày tại triển lãm thế giới.

Thật khó tin, cùng là một người nhưng khí chất ở mỗi bức ảnh lại có những khác biệt lớn như vậy. Sau khi xem bức ảnh này, bạn có cho rằng Từ Hy thái hậu thực sự có dung mạo xinh đẹp?

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm