Cây thơm ổi có hoa luôn rực rỡ nhưng phải cảnh giác trước chất độc trong quả
Loài rắn cây độc đáo ở Úc có thể… nhảy từ cây này sang cây khác / Cận cảnh những ngôi nhà 'treo mình' trên cây, 'độc' nhất Việt Nam
Cây thơm ổi hay còn gọi là cây trâm ổi, cây ngũ sắc, hoa tứ quý, hoa tứ thời, mã anh đơn, ổi nho, bông ổi, người Tày gọi là nhà khí mu.

Thơm ổi là loại cây nhỏ, dạng bụi, cao 1 - 2m. Thân vuông phủ đầy lông nháp và có gai quặp xuống. Cành vươn dài. Lá mọc đối, hình trái xoan, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng đều.

Cụm hoa thơm ổi mọc ở kẽ lá và đầu cành thành bông có dạng đầu giả hình cầu. Cả cây có mùi hăng đặc biệt. Mùa hoa, quả từ tháng tư đến tháng chín.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở đồi, bãi trống, ven rừng. Hiện nay mọi người thường trồng cây để làm cây cảnh vì có hoa đẹp và nở bốn mùa. Hoa cây thơm ổi có các màu đỏ, vàng cam... mọc thành chùm hoa hình cầu gần giống hình đầu rất đẹp.


Cây thơm ổi phát tán bằng hạt giống nhờ các loại chim mang đi và một khi đến một khu vực nào đó, chúng dễ mọc và phát triển rất nhanh chóng. Thơm ổi có thể sinh sôi đến mức mà người ta khó diệt được hoàn toàn. Tại Nouvelle Calédonie, cây mọc hoang đến mức chính phủ ra lệnh diệt hết loài cây này dù chỉ giữ một gốc làm cảnh cũng không được phép. Loài này gây cản trở nghiêm trọng đối với tái sinh tự nhiên của mốt số loài khác như cây chai (sal).
Theo y học cổ truyền cả cây thơm ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây thơm ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Lá thơm ổi có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi, rắn cắn. Hoa có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên thông thường người ta chỉ hái lá, hoa và cành về phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tuy nhiên, quả thơm ổi có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
CLIP: Bị sư tử ngoạm chặt cổ, linh cẩu vẫn có màn thoát thân siêu ngầu