"Đại đao" và những điều có thể bạn chưa biết về vũ khí này
Thần khí nước Nam: Xích Long Đao của Lê Sĩ Hoàng / Sự thật bất ngờ trong Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm
Nếu bạn là fan cứng của những bộ phim cổ trang hay võ thuật Trung Hoa, thì có lẽ bạn không thể không biết tới loại vũ khí huyền thoại mang tên "Đại đao". Vậy loại vũ khí này là gì, có lịch sử ra sao, hãy tìm hiểu trong bài dưới đây nhé?
Ở thời đại phong kiến, đa số loại vũ khí mà người luyện võ nhắm tới đều là kiếm. Kiếm là vật bất ly thân của hiệp khách, của chiến binh, là vũ khí để hành tẩu giang hồ. Trong khi nhiều chiến binh Trung Quốc dành ra hàng năm trời để học kiếm đạo, thì 1 thanh đại đao lớn có khi là 1 sự lựa chọn đơn giản hơn khá nhiều.
Đa số các hiệp khách đều dùng kiếm
Xuất hiện lần đầu vào khoảng 200 năm Sau Công Nguyên theo truyền thuyết, và khoảng 900 Sau Công Nguyên theo sử học, đao cũng có thể được coi là dạng vũ khí truyền thống và cổ xưa như bất kì thứ vũ khí nào khác.
Với thứ vũ khí 1 lưỡi này, người dùng không thể áp dụng được tất cả những kĩ thuật đẹp mắt, hoa mĩ như khi dùng kiếm, nhưng bù lại, đại đao lại có sức mạnh chặt chém thuần túy cao hơn hẳn. Quả thật, kiếm là vũ khí của 1 hiệp khách phong lưu phong nhã, nhưng thanh đao thì có thể chặt hiệp khách đó thành từng mảnh. Trên hết, người chiến binh hoàn toàn dễ dàng hơn trong việc luyện tập tăng cường sức mạnh thay vì cố gắng luyện tập để ra những đòn múa máy dư thừa như kiếm đạo.
Đao cổ truyền
Mặc dù ban đầu có kích thước ngắn, nhưng do phải cải tiến để có thể phù hợp với nhiều tình huống chiến trận hơn mà đao có kích thước mỗi loại mỗi khác. Hiểu đơn giản thì yêu cầu về vũ khí tăng lên khiến người xưa nghĩ rằng: "Có sức mạnh để chặt chém rồi, nhưng muốn cắt cổ địch từ xa thì sao?".
Do đó mà thanh đao đã được gắn với 1 tay cầm dài, sinh ra những thanh đại đao vô cùng đáng sợ và trở thành 1 trong những loại vũ khí sào đặc trưng nhất của phương Đông. Đại đao trở thành vũ khí thiết yếu nhất với chiến trận, đặc biệt là với tướng sĩ phong kiến 2 nước Trung - Việt thời bấy giờ.
Thanh Đại Long Đao của Thái tổ Mạc Đăng Dung
Vậy ai là người chịu trách nhiệm khởi xướng cho những "con quái vật" trên chiến trường này? Đó chính là danh tướng huyền thoại Quan Vũ sống vào thế kỷ thứ 3 - vị tướng được xưng tụng là chiến thần của Trung Hoa. Tương truyền, ông được miêu tả là 1 người khổng lồ, to lớn vạm vỡ tới mức phải đặt thợ rèn làm riêng cho 1 thanh đại đao vừa với tay mình.
Thanh đao đó có tên gọi là Thanh Long Yển Nguyệt Đao, được dân gian đồn thổi rằng nặng tới 49 cân. Trong khi đó, những thanh đại đao còn tồn tại đến ngày nay ở trong các viện bảo tàng vốn chỉ nặng trung bình trong khoảng từ 4.5 đến 5.4 cân.Thanh Đại Long Đao của Thái tổ Mạc Đăng Dung thì được ước lượng là nặng tới 30 cân, nếu ở trạng thái chưa bị hoen gỉ.
Quan Vũ
Về cấu tạo, đại đao có khá nhiều điểm đặc biệt. Lưỡi đao cong, sắc bén dùng để chém, có răng cưa không đều từ lưỡi đến đỉnh nhọn. Phần lưỡi được gắn với cán gỗ hoặc kim loại, dài khoảng 1.5 đến 1.8 mét, với phần kim loại phía cuối dùng để tạo cân bằng trọng lượng và cũng có thể dùng để sát thương. Ngoài ra, đại đao có phần khía tại bệ đỡ lưỡi đao dùng để móc, đoạt vũ khí của địch.
Ở các phiên bản hiện đại hơn, đại đao còn có phần khăn hoặc tua rua màu đỏ được buộc ở khớp giữa cán và lưỡi, thậm chí còn có những nhẫn móc ở sống đao.
Thanh Long Yển Nguyệt Đao
Kết luận, đại đao là loại vũ khí rất mạnh nhưng cũng rất nặng, đòi hỏi phải sở hữu cơ thể mạnh mẽ cường tráng mới có thể sử dụng được. Đao được sử dụng như loại vũ khí chiến đấu hạng nhất trên chiến trường trong hàng thế kỷ, và đa số những người nổi danh trên trận mạc sau này đều sở hữu những thanh đại đao nổi danh chứ không phải kiếm như hiệp khách.
Huỳnh Long Đao của tướng Trần Quang Diệu
Tuy nhiên, khi đến triều nhà Thanh thì chúng chỉ còn được dùng để kiểm tra sức mạnh cơ bắp là chính.
Trên đây là những thông tin về đại đao, loại vũ khí trận mạc nổi danh thời phong kiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý