Sau khi Quan Vũ qua đời, số phận của Thanh Long đao và ngựa Xích Thố đi đâu, về đâu?
Tam quốc diễn nghĩa: Không phải thần y, vì sao Gia Cát Lượng có thể chữa được bệnh cho Chu Du? / Tam quốc diễn nghĩa: Chiến tích trảm tướng duy nhất của Quan Vũ khi giao tranh trực tiếp được sử sách ghi nhận
Thanh Long đao bao nhiêu lần đổi chủ?
Thanh Long đao của Quan Vũ được mô tả khá chi tiết trong "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ. Cụ thể bảo đao này còn được gọi là "Lãnh Diệm Cự" (ý nói lưỡi sắc, mặt đao đẹp toát lên vẻ lạnh lùng) đồng thời "... đao nặng 82 cân, dài một trượng hai xích" (tương đương với gần 40 kg và 3,5 mét ngày nay).
Trong các tài liệu lịch sử khác thì cũng mô tả đao của Quan Vũ có độ lớn về nặng, dài và sắc cạnh, là một vũ khí đáng sợ trên chiến trường.
Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Thanh Long đao được miêu tả luôn là vật bất ly thân với Quan Vũ.
Hai sự kiện nổi tiếng trong tác phẩm mà Thanh Long đao thể hiện được uy lực là Quan Vũ chém dũng tướng Hoa Hùng của Đổng Trác; và một thời gian sau là Quan Vũ rời bỏ Tào Tháo về với Lưu Bị, ông đi qua năm cửa ải chém sáu tướng của quân Tào.
Sau trận chiến ở Phàn Thành, Quan Vũ thất bại, dù bị quân Ngô chặt đầu rồi dâng cho Tào Tháo làm lễ vật. Từ đó, Thanh Long đao đổi chủ.
Quan Vũ dùng Thanh Long đao chém đầu tướng Hoa Hùng của Đổng Trác (Ảnh minh họa từ phim ảnh: Internet)
Tuy nhiên, Phan Chương không phải là người cuối cùng có được Thanh Long đao. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Phan Chương tham gia trận đánh Di Lăng mà quân Ngô chống lại sự tiến công của Lưu Bị. Phan Chương bị Quan Hưng là con trai Quan Vũ giết chết và đoạt lại Thanh Long đao của cha mình.
Chiến mã anh dũng ra sao khi không còn anh hùng xứng tầm để phục vụ?
Về ngựa Xích Thố, La Quán Trung mô tả là chiến mã có thể chất rất tốt, một ngày có thể đi ngàn dặm, vượt đồi núi dễ dàng. Nó là giống ngựa thuộc vùng Tây Lương khi ấy, do Đổng Trác sở hữu.
Để dụ dỗ Lã Bố làm nghĩa tử cho mình, Đổng Trác đã tặng Xích Thố cho Lã Bố vì thế người này càng thêm anh dũng phi thường. Được người trong thiên hạ đặt cho câu "Nhân trung Lữ Bố, Mã trung Xích Thố".
Tranh minh họa ngựa Xích Thố (Ảnh: Internet)
Nhưng sau đó, Lã Bố phản bội rồi giết chết Đổng Trác. Năm 198 Sau Công nguyên, Lã Bố bị Tào Tháo đánh bại, đương nhiên Tào Tháo chiếm hữu ngựa Xích Thố. Rồi khi Tào Tháo đánh tan quân Lưu Bị ở Từ Châu, bắt được Quan Vũ thì tìm mọi cách thu phục ông, bao gồm cả việc tặng ngựa Xích Thố.
Từ đó, Xích Thố theo Quan Vũ làm nên chiến tích như chém tướng Nhan Lương của Viên Thiệu, qua cửa ải chém tướng để về với Lưu Bị, xông pha ở trận Xích Bích vang danh.
Quan Vũ chính là vị dũng tướng cuối cùng ngựa Xích Thố phục vụ (Ảnh: Internet)
Nhưng cũng giống như Thanh Long đao, ngựa Xích Thố không còn thuộc về Quan Vũ sau khi ông bị giết ở Phàn Thành. "Tam Quốc diễn nghĩa" mô tả rằng một viên tướng của quân Ngô là Mã Trung đã chiếm lấy ngựa Xích Thố với ý định sẽ trở về dâng lại cho Tôn Quyền.
Tuy nhiên, ngựa Xích Thố lại tuyệt thực rồi chết sau đó vài ngày. Chi tiết này như thể chứng tỏ lòng trung thành của chiến mã với người chủ trước đó cũng là bậc đại trung.
Thực tế, ngựa Xích Thố cũng đã già về tuổi thọ. Nếu theo các mốc thời gian trong "Tam Quốc diễn nghĩa "thì ngựa Xích Thố do Đổng Trác giữ 2 năm, Lữ Bố giữ 2 năm, Tào Tháo chiếm gần 10 năm và cùng Quan Vũ chinh chiến gần 20 năm.
Nhưng chúng ta biết rằng tuổi đời trung bình của loài ngựa chỉ khoảng 30 năm. Việc chiến mã Xích Thố không thể khỏe mạnh chinh chiến tiếp cũng là điều dễ hiểu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Điểm lại những lần ‘thủy quái’ xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận sững sờ: Số 1 là loài gắn với tâm linh
CLIP: Đàn sư tử hợp sức săn voi rừng nhưng cái kết mới khiến người xem 'sốc'
Sự thật gây 'sốc' về chiều cao của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu: Hóa ra cả thế giới đã bị La Quán Trung lừa bấy lâu nay
CLIP: Màn trình diễn 'mukbang' độc đáo của gấu xám