Khám phá

'Giật mình' với bí ẩn đằng sau mối tình 'điên dại' trong lịch sử Trung Hoa

Biết bao nhiêu vị hoàng đế vì mỹ nhân mà đánh đổi cả giang sơn để được hoan lạc hưởng thú. Đến khi bị mất nước tỉnh ngộ thì mọi chuyện cũng đã quá muộn.

Chuyện thú vị về tuần trăng mật tại Việt Nam của "Vua hề Sác-lô" / 'Bóc mẽ' các chiêu trò lấy lòng dân của vua chúa Trung Hoa

Ân Thương là thời kỳ vô cùng thịnh vượng trong lịch sử Trung Quốc, kinh tế phát triển, quốc lực hùng mạnh, nhưng đáng tiếc đến đời Trụ Vương đã bị tiêu diệt bởi nhà Chu. Nguyên nhân bắt nguồn từ chính mối tình điên dại, nghiệt ngã giữa Trụ Vương và Đát Kỷ.
Trụ Vương nổi tiếng là người tư chất thông minh, tài hoa hơn người, bước đi dũng mãnh, thân như tuấn mã, văn võ song toàn, trí dũng đa mưu. Nhưng Trụ Vương lại là kẻ nổi tiếng háo sắc, hoang dâm vô độ.
Theo Phong thần diễn nghĩa thì Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ, là con gái quốc sắc thiên hương của Ký Châu hầu Tô Hộ . Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái.
Đát Kỷ và Trụ Vương trên màn ảnh
Đát Kỷ và Trụ Vương trên màn ảnh
Tô Đát Kỷ, 16 tuổi, 1 bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần: cơ thể là một sản phẩm không tỳ vết của tạo hóa, mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, hàm răng hạt lựu, môi tợ thoa son, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đầy quyến rũ, đàn ca khiêu vũ hết mực giỏi giang. Nàng tinh thông cả hội họa, múa bút như mây trôi, vẽ khổng tước rất khéo, thích đọc sách, pha trà và may vá. Chưa hết, nàng còn có tài nấu ăn tuyệt vời, biết cỡi ngựa cầm đao và nghệ thuật phòng the nhằm phục vụ cho việc làm Trụ Vương say đắm. Tương truyền, Đát Kỷ đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nổi giận cũng khiến Trụ Vương mê hồn. Nàng muốn lật đổ Khương hoàng hậu bèn tìm đến vua khóc lóc tố khổ và bịa chuyện nói khích. Trụ Vương tức giận truyền chỉ giết chết hoàng hậu rồi lập Đát Kỷ lên thay. Nàng còn xin Trụ Vương đưa Hồ Hỷ Mỵ và Ngọc Mỹ nhân đều có học phép vào cung, cùng ra sức lấy lòng khiến vua không đoái hoài gì đến những cung tần khác nữa.
Đát Kỷ không chỉ hoang dâm vô độ mà còn rất tàn nhẫn, thường dùng các trò oái oăm hoặc các hành động vô cùng độc ác để đổi lấy tiếng cười và sự kích thích dục vọng. Từ khi có Đát Kỷ, Trụ Vương mê đắm, không rời nàng ta nửa bước, bỏ bê triều chính, ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc nhục dục. Ai tung hô sẽ được hưởng phú quý, ai chống lại tất sẽ rước họa. Thậm chí ông ta còn ngoan ngoãn phục tùng mọi mệnh lệnh do Đát Kỷ đưa ra miễn đổi được nụ cười của mỹ nhân.
Để phục vụ cho mọi thú vui bệnh hoạn, từ Triều Ca đến Hàm Đan trong vòng nghìn dặm, cứ cách 5 dặm Trụ Vương lại cho xây một ly cung, cách 10 dặm lại xây một biệt quán. Ông ta cùng Đát Kỷ ban ngày thì hoan lạc trên xe rong ruổi khắp nơi, đêm đến treo đèn kết hoa, ca múa hoan lạc cả đêm.
Đát Kỷ thường xuyên yêu cầu Trụ Vương mở tiệc rượu. Mỗi lần thường có đến 3.000 người, nam nữ cùng tham gia, cùng nhau đắm chìm trong tửu sắc. Đát Kỷ nghĩ ra trò đào hai cái hố sâu, một bên đổ đầy rượu thành tửu trì, một bên treo thịt làm rừng gọi là nhục lâm, ông ta cùng Đát Kỷ và đám cung tần mỹ nữ khỏa thân thỏa thê chơi cả ngày.
Thậm chí, Đát Kỷ còn bắt Trụ Vương cho thái giám và các cung nữ đánh nhau, kẻ thắng sẽ được ban rượu ở tửu trì và thịt ở nhục lâm, kẻ thua sẽ được ném vào thùng chứa bò cạp, rắn độc. Chính vì thế, số thái giám, cung nữ chết hàng ngày nhiều không đếm xuể.
Lại có một lần, Tô Đát Kỷ cùng các cung nữ ra ngoài ngắm cảnh, thấy môt người phụ nữ mang thai đi qua. Tô Đát Kỷ thầm nghĩ: Thật là kỳ quái, tại sao đứa trẻ lại có thể lớn lên trong bụng như vậy? Nghĩ vậy bèn sai quân lính mổ bụng người mẹ ra xem. Sự hiếu kỳ của Tô Đát Kỷ một lúc đã cướp đi sinh mạng hai mẹ con!
Để có tiền phục vụ cho thú xa hoa hàng ngày, Trụ Vương ra lệnh thu sưu cao thuế nặng. Thiên hạ đại loạn, lòng dân căm phẫn phản đối Trụ Vương. Tây Bá Cơ Xương căm giận Trụ Vương, cố tìm cách giấu mình rồi ngầm tập hợp lực lượng chống lại. Trong nhiều năm, Cơ Xương phát triển lớn mạnh, diệt nhiều nước chư hầu vây cánh của Trụ Vương, nhưng Trụ Vương không màng lo lắng mà chỉ tập trung hưởng lạc. Khi Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên ngôi, mang quân đi đánh Thương.
Khi tỉnh ngộ thì đã muộn, Trụ Vương đã lên Lộc Đài, chất hết vàng bạc châu báu và đốt cung điện rồi nhảy vào lửa. Đát Kỷ thì cũng bị chém đầu.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm