"Hang tình yêu" 40.000 tuổi: Nơi ra đời con lai giữa 2 loài người
Những nhân vật nữ tội nghiệp nhất trong thế giới Kim Dung (P.2) / Tây Tấn chinh phạt Đông Ngô, thống nhất toàn cõi Trung Nguyên như thế nào?
Những dấu tích mới tại hang Lapa do Picareiro cho thấy những Homo sapiens đầu tiên khai phá châu Âu sớm hơn suy nghĩ trước đây tới 5.000 năm. Thế giới 40.000 năm tuổi ở trong hang cho thấy họ đã tổ chức một cuộc sống yên bình ở đây, bên cạnh một loài người cổ đã tuyệt chủng: Neanderthals.
Như các nghiên cứu trước đây cho thấy, Homo sapiens (người hiện đại, chính là chúng ta) chỉ là một trong số rất nhiều loài của chi Người. Nhưng các loài khác của chi này đều đã tuyệt chủng từ khoảng 30.000 năm trước, nên ngày nay chúng ta là tất cả "loài người".
Hiện trường khai quật - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Nhóm khảo cổ từ Mỹ, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Chzech đã khai quật được nhiều công cụ đá Aurignacia, với công nghệ làm lưỡi dao độc đáo mà chỉ Homo sapiens sở hữu. Có thể nói nhóm người ở Bồ Đào Nha này thuộc làn sóng Homo sapiens đầu tiên đi khai phá châu Âu. Trước đó, những hiện vật tương tự nhưng có tuổi đời ít hơn đã được khai quật từ Nga đến Pháp, cho thấy sau khi đến châu Âu, giống loài của chúng ta đã lan rộng nhanh chóng chỉ trong vài ngàn năm.
Trước đó, hang Lapa do Picareiro được biết đến như hang Neanderthals với rất nhiều dấu vết của loài người tuyệt chủng này. Các nhà khảo cổ đã phân tích và phát hiện ra không hề có sự "đổi chủ" hang động, mà dường như người Neanderthals đã mời các Homo sapiens đến chung sống ở ngôi nhà rộng lớn này trong thời kỳ đồ đá cũ.
Phát hiện trên củng cố giả thuyết người Neanderthals tuyệt chủng do lý do tự nhiên chứ không hề bị Homo sapiens tiêu diệt. Theo tiến sĩ Lukas Friedl từ Đại học Bohemia (Cộng hòa Chzech), các tàn tích cho thấy mỗi loài người đều giữ nét văn hóa riêng: họ bảo tồn cách chế tác các công cụ lao động, sinh hoạt của tổ tiên mình. Rõ ràng người Neanderthals không bị đồng hóa bởi con người hiện đại như suy nghĩ trước đây.
Các công cụ đặc trưng của tổ tiên con người hiện đại - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Thế nhưng, họ đã cùng nhau chia sẻ điều đặc biệt: dòng máu. Cho dù các tàn tích chỉ có thấy sự chung sống chứ chưa đưa ra bằng chứng giao phối trực tiếp, nhưng các phân tích di truyền ở người châu Âu hiện đại đã cho thấy rõ dấu vết của các cuộc hôn nhân dị chủng.
Một nghiên cứu hồi tháng 5-2020 của Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck (Đức) cho biết có tới 1/3 phụ nữ châu Âu mang một biến thể gene Neanderthals giúp họ thuận lợi hơn trong chuyện sinh sản. Nhiều nghiên cứu trước đó đã tìm ra "dấu hiệu Neanderthals" ở hình thái hộp sọ và bộ gene của nhiều người hiện tại. Sự lai tạo lịch sử này mang đến cho loài chúng ta những gene quý giá, giúp chống lại nhiều bệnh tật.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục làm việc với di chỉ độc đáo này, với hy vọng thu thập thêm nhiều dữ liệu quý giá về cách những con người hiện đại đầu tiên khai phá châu Âu cũng như bí ẩn vì sao các vị tổ tiên dị chủng Neanderthals bị tuyệt chủng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng