'Kẻ bố đời' giết trăn lớn, báo đốm thừa cơ trộm luôn
Hết linh dương tới ngựa vằn cho báo đốm 'ôm' đau đớn / Báo đốm đấu linh cẩu giữ mồi ngon và cái kết
Trong một chuyến đi thăm tới Sabi Sand - Nam Phi, Michael Dippenaar đã chứng kiến một câu chuyện kinh ngạc về loài báo đốm. Vốn là loài thường phải giấu mồi để tránh bị cướp hay trộm thì lần này, chính nó lại đi trộm mồi của kẻ khác.
![]() |
Một con báo đốm tiến tới bên cái cây nhỏ khi phát hiện ra miếng mồi |
Theo đó, Michael phát hiện một con báo đực to lớn đang đứng cạnh một cái cây nhỏ và chăm chú quan sát điều gì. Khi đến gần anh phát hiện phía trên là xác một con trăn lớn dài khoảng 4m đang bị ăn dở.
Rất nhiều suy luận được đưa ra xem ai là kẻ đã giết và giấu xác trăn ở đây. Chắc chắn không phải báo đốm vì cái cây này quá nhỏ để chịu được trọng lượng của chúng. Đáp án khiến nhiều người bất ngờ.
Khi xem lại camera giấu tối qua tại đây, Michael phát hiện đó là lửng mật – kẻ bố đời trong thế giới động vật. Một con lửng mật không quá lớn những đã giết và chén thịt được cả con trăn to lớn.
Báo đốm vừa thưởng thức bữa ăn của lửng mật cho tới khi nó quyết định liều leo lên cây nhỏ tha cả con mồi xuống và lôi vào một bụi rậm gần đó. Còn lửng mật khi trở về chắc chắn sẽ chưng hửng khi mất miếng mồi ngon.
![]() |
Ngay phía trên là xác một con trăn lớn đang bị ăn dở |
![]() |
Ngay khi phát hiện, báo đốm đã thưởng ngoạn ngay bữa ăn này |
![]() |
Tuy nhiên cách ăn này không thoải mái và hiệu quả khi lửng mật có thể về bất cứ lúc nào |
![]() |
Báo đốm liều mình trèo lên cái cây nhỏ kéo xác trăn xuống |
![]() |
Nó nhanh chóng tha miếng mồi về nơi khuất để tiếp tục thưởng thức |
![]() |
Một món quà quá dễ dàng cho báo đốm |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!