'Kho báu' nào chôn giấu bên dưới Tử Cấm Thành? - Sau 1 năm khai quật, nhiều bí mật được tiết lộ!
Truyền thuyết về con sư tử đá đem lại xui xẻo tại Tử Cấm Thành / Công trình nghìn tuổi sánh ngang Tử Cấm Thành: Dựng không cần đinh, chim không dám đậu, gỗ không có mọt, bụi không bám nổi
Tử Cấm Thành là cố cung của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nơi đây lưu giữ một số lượng lớn các di tích văn hóa vô cùng quý giá.
Một câu hỏi thú vị được đặt ra:Chúng ta đều nhận thấy những công trình kiến trúc và các di tích văn hóa quý giá trong Tử Cấm Thành trên mặt đất, nhưng liệu rằng những gì ẩn giấu dưới Tử Cấm Thành thì không phải người bình thường có thể biết được.

Tử Cấm Thành. (Ảnh: Aboluowang)
Vào tháng 8 năm 2014, khu vực Nam Thái Khố (nhà kho của hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh) cạnh cổng Tây Hoa Môn, Tử Cấm Thành được tiến hành sửa chữa. Khi các nhân viên mở gạch lát nền ra, họ đã phát hiện những dấu vết của các mảnh vỡ đồ sứ, sự việc xảy ra khiến tất cả đều rất bất ngờ.

Hình ảnh tổng thể cuộc khai quật. (Ảnh: Aboluowang)
Đội Bảo tồn đồ sứ cùng các chuyên gia khảo cổ của Viện Khảo cổ học Bắc Kinhđảm nhận nhiệm vụ tìm ra bí ẩn cuộc khám phá này.
Sau hơn một năm khai quật và phân loại, hàng vạn mảnh tàn tích gốm sứ đã được tìm thấy nơi đây. Chúng có thể chia thành bát, đĩa, chum, vại ... với đủ các màu men như trắng xanh, men đỏ hay men vàng.

Các mảnh gốm sứ vỡ được phát hiện. (Ảnh: Aboluowang)
Các nhà khảo cổ không nghĩ rằng có thể tìm thấy rất nhiều đồ đạc hoàng gia trong sân Tử Cấm Thành cùng một lúc. Đó chắc chắn là một điều bất ngờ. Hơn thế nữa, đội đồ sứ còn phục chế thành công rất nhiều đồ vật tinh xảo sau khi đã khớp cẩn thận.

Các mảnh sứ được phục hồi. (Ảnh: Aboluowang)
Việc phát hiện “Hố sứ vỡ” dưới lòng đất khu vực Nam Thái Khố mang giá trị quan trọng đối với việc lưu trữ và bảo tồn tàn tích lịch qua các triều đại Trung Quốc, đồng thời cung cấp bằng chứng thực tế quan trọng nhất để nghiên cứu những bí ẩn khám phá và cải cách đồ sứ thời Minh và Thanh:
Tính theo tỷ lệ sử dụng, đồ nào bị vỡ nhiều là đồ được sử dụng nhiều nhất. Từ đó đưa ra kết luận rằng, đồ sứ tráng men xanh trắng phổ biến nhất trong hai triều đại này.
Đồ sứ vỡ trong hố không được chôn cùng một ngày, nó chứa các mảnh vỡ từ triều đại Minh Thái Tổ đến triều đại Quang Tự nhà Thanh. Các đồ dùng gốm sứ khi vỡ sẽ không được vận chuyển ra cố cung mà phải chôn chúng cùng một nơi theo đúng quy định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông bị hổ vồ ngã, cắn vào đầu nhưng diễn biến sau đó khiến ai cũng 'sốc'
Việt Nam sắp có nhà ga hiện đại bậc nhất thế giới, tọa lạc tại thành phố đảo đầu tiên của cả nước
CLIP: Sư tử suýt chết đuối khi bị ngựa vằn “phản công” trong cuộc truy sát kịch tính
CLIP: Màn thủy chiến kịch tính giữa cò trắng với rắn, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Thợ lặn và chó cưng bị cá voi sát thủ rình bắt gần bờ biển

CLIP: Nhóm công nhân bắt sống rắn hổ mang chúa dài tới 3 mét