'Kinh hãi' trước 15 sinh vật có nọc độc đáng sợ nhất trên Trái Đất
Bạn có tin một con rắn có đủ nọc độc để giết chết tới vài người lớn, hay thậm chí chỉ chạm vào một con ếch nhỏ có thể cướp đi mạng sống của bạn.
Ảnh hiếm về trước và sau “thảm họa Titanic trên không” Hindenburg / Vẻ đẹp 'ám ảnh' bên trong "vùng đất ma" Chernobyl
Rắn biển Belcher. Một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới, vết cắn của loài rắn biển này có thể giết chết một người trong vòng chưa đầy 30 phút. Tuy nhiên, may thay, nó lại tương đối “hiền” và thường không tấn công trừ khi bị khiêu khích. Loài rắn này có thể được tìm thấy gần các rạn san hô ở Ấn Độ Dương hoặc các vùng biển ngoài khơi Thái Lan và Philippines.
Nhện lưng đỏ. Thường được tìm thấy ở Australia, loài nhện này mang trong mình chất độc nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không dùng chất kháng độc kịp thời. Hầu hết các trường hợp bị loài nhện này cắn thường là vào mùa hè và cũng thường do nhện cái cắn. Nhện cái độc hơn, to hơn và sống lâu hơn gấp 4 lần so với nhện đực.
Bọ cạp Deathstalker – thần chết sa mạc ở Bắc Phi và Trung Đông. Người ta cho rằng, loài này gây ra tới hơn 75% số ca tử vong liên quan tới bọ cạp mỗi năm. Người lớn thường sẽ cảm thấy rất buốt ở chỗ bị chích, còn trẻ em có thể sẽ bị tê liệt.
Nhện lang thang Brazil. Loài nhện này từng được ghi vào sách kỷ lục Guinness là loài động vật độc nhất thế giới. Một sinh vật nguy hiểm và hung hăng, thậm chí một giọt nọc độc rơi ra cũng có thể gây tử vong cho con người.
Sứa hộp từng gây ra hơn 5.500 ca tử vong vào năm 1954. Nọc độc của nó tấn công vào tim, hệ thần kinh và tế bào da. Loài sứa này được tìm thấy ở các vùng biển ngoài khơi Bắc Australia và khắp khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.
Là một loài rắn tương đối “rụt rè”, rắn ráo thường không tấn công con người. Tuy nhiên, nếu bị nó tấn công, bạn có thể sẽ mất mạng. Nọc độc của loài rắn này có chứa chất chống đông máu - gây ra cái chết từ từ và đau đớn. Loài rắn này thường sống ở Nam Phi, Botswana, Mozambique, Namibia và Swaziland.
Bạch tuộc đốm xanh. Thường được tìm thấy ở thềm cát của dòng thủy triều và các rạn san hô ở Thái Bình Dương, đây là một trong những loài sinh vật “chết chóc” nhất thế giới. Dù nhỏ nhưng nó có đủ nọc độc để giết chết 25 người trong vài phút. Nọc độc tấn công vào hệ thần kinh, gây ra tê liệt và thở gấp. Tới nay vẫn chưa có thuốc kháng lại chất độc của nó.
Rắn Carpet viper ở Ấn Độ và Trung Á. Nọc độc của rắn Carpet viper phát tác chậm hơn so với các loài rắn khác nhưng có thể gây mất tiếng nếu không được điều trị.
Rắn hổ mang chúa. Đây được cho là loài rắn độc dài nhất trên thế giới. Chỉ 1 con hổ mamg chúa có thể giết được khoảng 20 người hoặc 1 con voi chỉ trong vài giờ. Nó có thể dài tới 5 mét và thường được tìm thấy ở Nam Á và Đông Nam Á.
Cá nóc có vẻ ngoài kì dị. Tất cả các chủng loại cá nóc đều chứa tetrodotoxin, một loại chất độc thần kinh. Tetrodotoxin độc gấp 1.200 lần so với cyanide (xi-a-nua) và hiện tại vẫn chưa có thuốc giải. Loài cá này có thể ăn được, nhưng chỉ khi do các đầu bếp được cấp bằng chế biến.
Hẳn bạn sẽ nghĩ ốc sên không phải loài sinh vật có độc, nhưng ốc sên nón, còn có tên gọi là ốc sên xì gà, thì có. Sống ở các rạn san hô ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình dương, nọc độc của chúng có chứa conotoxin và hiện chưa có thuốc kháng loại độc này.
Ếch phi tiêu độc, là một trong những loài động vật có màu sắc đẹp nhất thế giới. Chúng có màu vàng, xanh dương, xanh lá và đỏ. Dù đẹp, nhưng chúng lại cực kỳ độc. Chỉ riêng một con ếch phi tiêu vàng như trong hình, là có đủ nọc độc để giết 10 người trưởng thành. Chất độc có tên gọi batrachotoxin có thể gây liệt và tử vong chỉ với một lượng cực kỳ ít.
Rắn mamba đen được tìm thấy ở vùng cận Sahara, châu Phi, dù có tên gọi là mamba đen, nhưng chúng lại có màu nâu, thường rất hung hãn và là kẻ tấn công cực kỳ chớp nhoáng. Chúng không nao núng khi tấn công con người và có thể vươn cao tới 4 mét. Nọc độc của chúng có thể gây chết người trong vòng 20 phút.
Cá đá, được xem là một trong những loài cá độc nhất trên thế giới. Chúng sống ở vùng nước nông ven biển Australia. Chúng thường nằm bất động hoặc chôn nửa người để hấp dẫn con mồi. Nọc độc của chúng có thể dẫn tới suy giảm hệ cơ, liệt tạm thời và tử vong nếu không được điều trị.
Rắn taipan sống ở phía Đông Australia. Nọc độc của nó chứa cả neurotoxins và hemotoxins có thể gây liệt từ từ, khó thở và chảy máu trong. Tuy nhiên, chúng lại rất rụt rè và cũng không có nhiều trường hợp tử vong được ghi nhận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Cột tin quảng cáo