'Kinh hãi' trước cảnh sư tử nhoe nhoét máu gặm nhấm trâu rừng còn sống
Săn giết được con trâu rừng trưởng thành, sư tử cái không ngần ngại ăn sống nuốt tươi con mồi, mặc cho lúc đó, trâu rừng vẫn còn sống.
Ngắm nhà sàn Bác Hồ giữa đất phương Nam / Bức ảnh 'người đẹp tự tử' với gương mặt đẹp nhất
Thông thường, những con sư tử thường cắn thẳng vào cổ của con mồi, đặc biệt là những con mồi to lớn, có sức phản kháng mạnh mẽ để nhanh chóng kết thúc mạng sống của con mồi cũng như phòng ngừa những nguy cơ khác. Tuy vậy, hai con sư tử cái khát máu lại hoàn toàn khác, chúng ăn sống nuốt tươi một con trâu rừng khổng lồ khi con mồi đang sống và kêu lên đầy đau đớn.
Gương mặt đẫm máu của con sư tử cái là minh chứng cho sự tàn bạo của nó. Cắn bị thương khắp người trâu rừng, con sư tử cái không vừa ý. Nó muốn ăn nội tạng của trâu rừng trước tiên nên quyết định cắn xé vùng bụng của con mồi.
Trong lúc đó, trâu rừng vẫn còn sống và rống lên những tiếng kêu đầy đau đớn khi bị sư tử cái xé xác.
Vào lúc sư tử cái hung dữ đang cố gắng cắn thủng bụng của trâu rừng, một con sư tử cái khác xuất hiện và tham gia vào bữa tiệc.
Sự xuất hiện của con sư tử cái thứ hai đã chứng minh một điều, không có khát máu nhất, chỉ có khát máu hơn. Con sư tử cái thứ hai cũng không giết chết trâu rừng ngay mà cắn thẳng vào mõm trâu rừng để chặn tiếng rống thảm thiết của con mồi.
Vào lúc đó, con sư tử cái đầu tiên lật ngửa được trâu rừng, tìm đến phần da mỏng nhất phía bụng và bắt đầu cắn xé.
Sự tàn bạo và khát máu của sư tử cái khiến nhiều người không khỏi rùng mình trước sự khốc liệt của cuộc sống nơi thiên nhiên hoang dã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Cột tin quảng cáo