'Nghề trông trẻ': Công cuộc chăm sóc thế hệ sư tử biển mới tại New Zealand
Động vật 6 sừng kỳ lạ nhất thế giới / Các loài động vật kỳ dị nhất thế giới khiến bạn hết hồn
‘Nghề trông trẻ’ sư tử biển
Giống như nhiều thanh thiếu niên khác, cô bé Hannah Yeardley 17 tuổi, sống ở thành phố Dunedin, New Zealand, thường làm công việc trông trẻ khi rảnh rỗi. Điểm khác biệt duy nhất, đó không phải là những đứa trẻ kháu khỉnh, mà đó lại là những chú sư tử biển con.
Từ tháng 12 đến tháng 2, khoảng thời gian trong mùa sinh sản và thời điểm con non đang ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất, Yeardley thường lang thang trên bãi cát trắng của bãi biển Long Beach vào các ngày cuối tuần và kỳ nghỉ học, chăm sóc các gia đình sư tử biển làm tổ trong khu vực. Cô bé hiện đang là tình nguyện viên cho ‘New Zealand Sea Lion Trust’, một tổ chức hoạt động để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Con sư tử biển yêu thích của Yeardley là Zoe, một con cái cùng tuổi với cô bé, cùng một mảng tối xung quanh mắt và hình con sò đặc biệt trên chiếc vẩy của mình.
“Cô sư tử biển vừa tròn 17 tuổi”, Yeardley vui vẻ nói. “Thật tuyệt khi được gặp cô bé mỗi năm, và cùng tham gia hành trình cuộc đời, chứng kiến cô sư tử biển lớn lên và có những đứa con”.
Đó là một năm bội thu đối với sư tử biển trên bán đảo Otago, một vùng đất nhô ra từ vùng ngoại ô thành phố Dunedin đến Thái Bình Dương, và là nơi sinh sống của quần thể sư tử biển lớn nhất trên đất liền New Zealand. 21 chú sư tử biển con đã được sinh ra, đánh dấu mùa sinh sản thành công nhất của các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong gần 200 năm trở lại đây.
Loài sư tử biển từng phát triển rất mạnh mẽ dọc theo các bờ biển của New Zealand cho đến khi hoạt động săn bắn vì mục đích thương mại bắt đầu vào đầu thế kỷ 19 và kéo dài đến giữa thế kỷ 20, khiến loài vật này gần như tuyệt chủng. Các quần thể còn sót lại tồn tại cách xa hàng trăm dặm về phía nam trên các đảo cận Nam Cực, chẳng hạn như Quần đảo Auckland và Đảo Campbell, nơi phần lớn quá trình sinh sản vẫn diễn ra cho đến ngày nay.
Khoảng thời gian sau, vào đầu những năm 1990, một con sư tử biển cái thích phiêu lưu đã đơn độc quay trở lại đất liền và sinh ra một con non trên bãi biển St Clair. Cô được biết đến với cái tên “Mẹ” và bức tượng của loài vật này giờ đây đang nằm kiêu hãnh trên lối đi dạo phía trên St Clair.
Jim Fyfe, nhân viên kiểm lâm đa dạng sinh học của quận Otago ven biển, thuộc Bộ Bảo tồn New Zealand, khẳng định: “Cô sư tử biển này đã gánh vác trách nhiệm đưa quần thể sư tử biển trở lại Otago”.
Fyfe giải thích, rất may mắn, ba đứa con đầu tiên của “Mẹ” đều là con cái, điều này đã giúp quần thể loài có một khởi đầu tốt hơn. “Vào năm 2000, chúng tôi đã có 2 hoặc 3 con non được sinh ra, sau đó vào năm 2010, 6 đến 8 con đã được sinh ra và trong vài năm qua, chúng tôi đã có từ 18 đến 20 chú sư tử biển con được sinh ra”.
Nhưng sư tử biển đã trở lại một môi trường sống rất khác so với 200 năm trước - đường xá, ô tô, xe máy, con người, chó và tất cả các loại nguy cơ tiềm ẩn hiện đang sinh sôi trong khu vực. Điều này đặt ra những thách thức to lớn trong việc giữ cho quần thể dân số sư tử biển sinh sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Những hàng xóm hôi hám
Háo hức muốn tìm một nơi trú ẩn tránh xa những con sư tử biển đực trưởng thành - nặng tới 450 kg và có tập quán giẫm đạp con non khi tìm kiếm bạn tình - những con sư tử biển mẹ thường tiến vào đất liền để làm tổ, nhưng điều này chỉ đưa chúng đến gần hơn đối với các mối đe dọa từ con người.
Khi sư tử biển làm tổ trong sân sau của các ngôi nhà, đôi khi chúng gây rắc rối khá nhiều đối với cuộc sống của con người. Hầu hết sư tử biển đều khiến chủ nhà chán nản và đuổi đi vì “ngôi nhà hơi có mùi”.
Thói quen la hét vào ban đêm lúc 2h sáng vì những chú sư tử biển con cũng có thể khiến chúng trở thành một người hàng xóm khó chịu.
Nhưng phía sau tất cả những thói quen xấu của chúng, sư tử biển là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Năm nay, một con sư tử biển 3 tháng tuổi đã bị một phương tiện giao thông đâm chết trên đường phố ở Bán đảo Otago, và nhiều vết bánh xe máy gần đây được phát hiện bên cạnh một khu “vườn trẻ” nổi tiếng, nơi nhiều sư tử biển mẹ và đàn con của chúng đã tới định cư.
Bộ Bảo tồn và Tổ chức Sư tử Biển New Zealand, với đội quân ‘người giữ trẻ’ như Yeardley, hiện đang cố gắng kiểm soát những mối đe dọa này đến loài. Các tổ chức sẽ theo dõi những con sư tử biển mẹ và con non, khoanh vùng những khu vực chúng có thể làm tổ, đồng thời cắm biển cảnh báo những người qua đường và yêu cầu tất cả chó đều phải được chủ dắt khi ra khỏi nhà.
Đôi khi, nếu sư tử biển chọn làm tổ ở một khu vực trống trải, Fyfe và nhóm sẽ thiết kế một nơi trú ẩn đơn giản để giúp chúng bảo vệ đàn con. Năm ngoái, họ đã đóng cửa một con đường ở thành phố Dunedin trong suốt một tháng chỉ để giữ an toàn cho gia đình sư tử biển.
Fyfe nhấn mạnh: “Chu kỳ sinh sản theo mùa là một thời điểm quan trọng đối với loài sư tử biển. Chúng tôi cần sự kiên nhẫn từ mọi người bởi đây không phải là một quá trình kéo dài vĩnh viễn”.
Nhưng khi dân số sư tử biển tiếp tục phát triển, dịch vụ cá nhân hóa này có thể sẽ trở nên kém khả thi hơn. Thay vào đó, Fyfe hy vọng công nghệ hiện đại sẽ cung cấp một giải pháp thay thế.
“Chúng sẽ không thực sự cắn bạn”
Cuối cùng, một trong những giải pháp đơn giản nhất để bảo vệ sư tử biển khỏi các mối đe dọa từ con người chính là giáo dục mọi người cách sống chung với loài.
Fyfe cho biết: “Nếu mọi người đến quá gần sư tử biển, loài này thường sẽ phản kháng vô tội vạ ... khiến mọi người thường có xu hướng quay đầu và bỏ chạy. Tuy nhiên, chạy không phải là một cách hay bởi sư tử biển sẽ không thực sự cắn bạn, 99 trong số 100 lần chúng sẽ chỉ dừng lại và đánh hơi. Chính vì vậy, chỉ cần cố gắng giữ bình tĩnh và tiếp tục đi”.
Fyfe hy vọng rằng, một khi người dân địa phương quen với sự hiện diện của sư tử biển trên bãi biển và xung quanh ngôi nhà của họ, họ sẽ học cách cùng tồn tại với loài, “Người dân không cần phải sợ hãi khi sư tử biển không phải là một loài động vật hung hãn. Chúng khá vui tươi và đầy tính tò mò hơn, Về đơn giản, đây là loài siêu dễ thương”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán