"Quái vật bay" kinh khủng nhất: Đầu cá sấu, cánh gấp 3 lần đại bàng
Khủng long tự 'chế' áo khoác để chống chọi với cái lạnh ở Bắc Cực / Tìm thấy báu vật trong hóa thạch phân khủng long
Theo Acient Origins, quái vật bay này là một dực long (tức pterosaur, còn gọi là thằn lằn có cánh). Tuy bay trên trời như những con chim săn mồi hung dữ, nhưng bản chất dực long vẫn là loài bò sát như khủng long, có mối quan hệ họ hàng gần gũi.

Chân dung "quái vật bay" nước Úc - Ảnh: Đại học Queensland
Sinh vật vừa được Đại học Queensland (Úc) tái tạo là con lớn nhất từng được khai quật trên khắp nước Úc, và là một loài mới. Nó sở hữu chiếc đầu dài 1 mét và bộ răng 40 chiếc sắc như dao cạo, tuy hình dạng có khác nhưng độ nguy hiểm không kém một con cá sấu khổng lồ hiện đại.
Nhà cổ sinh vật học Tim Richards từ Phòng thí nghiệm khủng long - Trường Khoa học sinh học (thuộc Đại học Queensland), người đứng đầu nghiên cứu ví sinh vật mới này là "một con rồng ngoài đời thực". Loài mới được đặt tên là Thapunngaka shawi.

Nhà cổ sinh vật học Tim Richards bên cạnh mô hình đầu quái vật bay - Ảnh: Đại học Queensland
Bộ hàm kinh khủng trong trạng thái hóa thạch của nó thực ra đã được tìm thấy từ năm 2001 bởi một người thợ săn hóa thạch địa phương tên Len Shaw, tại mỏ đá gần Richmond, nơi người ta đã từng tìm thấy nhiều hóa thạch dực long khác. Nhưng mãi gần đây nó mới được xem xét lại, để rồi được phát hiện là một sinh vật chưa từng được biết đến trên thế giới.
Do mang một chiếc cổ kỳ quái, dài bất thường so với cơ thể nên các nhà khoa học tin rằng siêu quái vật này chuyên săn mồi là những loài cá và hải sản khác trong những đại dương ngập đầy quái vật của kỷ Phấn Trắng (145 đến 66 triệu năm về trước). Đó cũng là thời đại quái vật bay này sinh sống, tuy tuổi chính xác của hóa thạch thì chưa được xác nhận.
Nghiên cứu công bố trên Journal of Vertebrate Paleontology.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đơn độc thị uy sức mạnh, cướp mồi từ cả đàn sư tử
CLIP: Rắn hổ mang cực độc bò vào tận 'hang ổ', tấn công sư tử
Một số loài chim bỏ đói một con trong đàn - sự tàn nhẫn của chim mẹ hay chọn lọc tự nhiên?
Tại sao nước tự nhiên không có hạn sử dụng, nhưng nước đóng chai lại có?
CLIP: Trâu rừng húc bay sư tử lên không trung nhưng vẫn phải nhận cái kết đắng chát
Tại sao người ta thường rơi nước mắt trước khi chết: Câu trả lời nhà khoa học đưa ra khiến nhiều người 'sốc'