"Tam hoàng ngũ đế" nổi danh trong lịch sử Trung Hoa cổ là những ai?
Giai thoại về vị hoàng đế Trung Hoa nổi tiếng cuồng si / Càn quét lăng mộ Càn Long, vì sao mộ tặc Tôn Điện Anh không chỉ vơ vét châu báu mà còn đập gãy hết răng của Hoàng đế nhà Thanh?
Giai đoạn đầu của lịch sử Trung Hoa, còn gọi là thời kỳ Tiên Tần, chia làm bốn thời đại: Hoàng, Đế, Vương Bá. Trong đó, Hoàng và Đế là những người thống trị cao nhất. Vì vậy mà mỗi khi nhắc đến thời kỳ thái bình thịnh trị thuở sơ khai, người ta thường xem "tam hoàng ngũ đế" như chuẩn mực của vua chúa.
Tại sao lại là "Tam hoàng Ngũ đế"?
Người xưa lý giải rằng Trung Hoa cổ đại có hai mặt kết cấu là trạng thái tĩnh "Thiên, Địa, Nhân" và hình thức vận động "Ngũ hành". Bởi vậy, "Tam hoàng" để chỉ Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. "Ngũ đế" để chỉ Mộc Đế, Thổ Đế, Kim Đế, Thủy Đế, Hỏa Đế.
Trước triều nhà Hạ, các thủ lĩnh bộ lạc hùng mạnh được gọi là "Tam hoàng Ngũ đế". Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, để khuếch trương uy thế cũng như thể hiện công lao vô thượng của mình trong việc lập quốc, ông ta đã chọn từ "Hoàng" trong "Tam Hoàng" và "Đế" trong "Ngũ Đế" làm danh hiệu "Hoàng Đế" để tự xưng.
"Tam Hoàng" là ai?
Có rất nhiều tài liệu lẫn giả thuyết khác nhau về "Tam Hoàng". Trong "Sử Ký" viết Tam Hoàng gồm Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Thái Hoàng, trong đó Thái Hoàng tôn quý nhất. Tuy nhiên, truyền thuyết dân gian cùng một số sách cổ khác lại ghi chép Tam Hoàng chỉ chung Phục Hy, Thần Nông và Nữ Oa.
Hai vị thần được nhắc đến khá thống nhất trong Tam Hoàng là Phục Hy và Thần Nông, vị thần còn lại thay đổi tùy theo mỗi phiên bản, có khi là Chúc Dung, Cộng Công, hoặc thậm chí là Hoàng Đế, Nhân Hòa.
Danh tính cụ thể của Tam Hoàng như sau:
Phục Hy Thị: Tương truyền tên là Bao Hy Thị, Thái Hạo Phục Hy hay Bào Hy. Ông tổ nghề đánh bắt cá. Phục Hy tạo ra Bát Quái, đàn Phục Hy, đồng thời sáng tác các nhạc vũ "Lập Cơ", "Giá Biện". Phục Hy có hình dạng đầu người thân rồng hoặc thân rắn. Thế nên đời sau còn gọi ông là Long Tổ.
Thần Nông Thị: Thần Nông là thổ thần quản việc đồng áng. Ông chuyên về nông nghiệp, dạy dân biết trồng trọt. Thần Nông còn tinh thông y dược, thường nếm các loại cỏ cây để phân biệt thảo dược chữa bệnh.
Hoàng Đế: Họ Công Tôn, tên Hiên Viên. Hoàng đế sống ở gò Hiên Viên nên lấy tên địa danh này làm hiệu. Nhờ công đánh bại Xi Vưu nên Hoàng Đế được tôn lên nắm quyền thay cho Thần Nông. Vợ của hoàng đế là Luy Tổ, dạy dân nuôi tằm kéo tơ, đại thần Thương Hiệt tạo ra chữ, Đại Nhiễu tạo lịch can chi và Linh Luân chế tác nhạc khí…
Danh tính của Ngũ Đế
Ngũ Đế là danh xưng chỉ chung 5 vị hoàng đế nắm quyền sau thời đại của Tam Hoàng. Gồm:
Viêm Đế: Họ Khương. Có hình dáng mình người đầu trâu. Khi bị Xi Vưu đuổi đánh đến Trác Lộc, Viêm Đế cầu cứu Hoàng Đế. Cuối cùng nhờ thần Nữ Bạt mà thắng trận. Viêm Đế sáng tạo ra "chỉ nam xa" để phân rõ phương hướng.
Chuyên Húc: Họ Cơ, hiệu Cao Dương Thị. Chuyên Húc là cháu nội của Hoàng Đế. Ông kết vị Hoàng Đế, được miêu tả là người uyên bác, trầm tĩnh, có mưu lược. Sau khi Chuyên Húc kế ngôi, xa gần đều phục tùng.
Đế Khốc: Họ Cơ, hiệu Cao Tân. Theo Tư Mã Thiên, Đế Khốc là cháu họ của Chuyên Húc và cũng là cháu nội của Hoàng Đế. Sử Ký miêu tả ông là người nhân ái khiêm nhường, có công chế ra lịch hợp với mặt trăng và mặt trời, thành kính thờ tế quỷ thần.
Đế Nghiêu: Họ Doãn Kỳ, hiệu Phóng Huân. Đế Nghiêu là con trai Đế Khốc. Vì ông đức cao vọng trọng nên dân chúng ái mộ, xưng là Đế Nghiêu. Trong thời gian cai trị của mình, ông giúp cho các bộ tộc đoàn kết và yên ổn.
Đế Thuấn: Họ Nghiêu, hiệu Trọng Hoa. Đế Thuấn được Đế Nghiêu yêu quý và gả hai cô con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh sau đó nhường ngôi cho. Đế Thuấn trở thành vị minh quân nổi tiếng của thời kỳ Ngũ Đế. Khi về già, ông nhường ngôi cho Vũ. Vũ lại lập ra nhà Hạ và bắt đầu thời kỳ các triều đại Trung Hoa nối tiếp nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào