Khám phá

Dọn dẹp Tử Cấm Thành, đội công nhân tìm thấy tấm chiếu cũ mà hoàng đế yêu thích: Hiện nay là món đồ bị cấm!

Tấm chiếu này từng là món đồ yêu thích của Hoàng đế Ung Chính, tại sao cuối cùng lại chịu số phận nằm xó, phủ bụi trong cung.

Tử Cấm Thành có hơn 9.000 gian phòng nhưng hoàn toàn không có nhà vệ sinh, nếu Hoàng đế và phi tần muốn "giải quyết nỗi buồn" thì phải thế nào? / Nghệ thuật phong thủy trong kiến trúc Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) là khu phức hợp cung điện được xây dựng từ năm 1406, dựa trên nguyên tác Cố Cung ở Nam Kinh. Vì là nơi ở của hoàng thân nên cung điện chứa đựng rất nhiều cổ vật giá trị của triều đại nhà Minh, nhà Thanh.

Từ năm 1950, Tử Cấm Thành trải qua nhiều trận chiến đã bị tổn thất nặng nề, nhiều lần được được đưa vào tu bổ và sửa chữa. Trong lần tiến hành dọn dẹp quy mô lớn vào những năm 1970, đội công nhân của Tử Cấm Thành đang sắp xếp lại một lô thảm trải thì phát hiện ra một tấm chiếu cũ rách nhưng từ bên trong lại phát ra ánh sáng trắng mờ đục.

Mọi người đều đoán thứ có khả năng phát sáng hẳn phải là bảo vật giá trị nên rất cẩn thận, nhẹ nhàng tháo dây buộc. Sau khi lau sạch bụi bẩn trên bề mặt chiếu, họ ngỡ ngàng nhận ra trước mắt chính là một chiếc chiếu làm từ ngà voi.

Dọn dẹp Tử Cấm Thành, đội công nhân tìm thấy tấm chiếu cũ mà hoàng đế yêu thích: Hiện nay là món đồ bị cấm! - Ảnh 1.
Tấm chiếu ngà voi của vua Ung Chính. Ảnh: Sohu

Dưới thời phong kiến, ngà voi là chất liệu chế tác thường được hoàng gia sử dụng để làm trang sức, đồ thủ công nhưng lượng lớn ngà voi để làm cả tấm chiếu như thế này thì trước nay hiếm thấy. Chiếu dài 216 cm, rộng 139 cm nhưng chỉ dày 3 mm, mặt trong làm bằng ngà voi, mặt ngoài lót lụa Giang Nam.

Đây là món cống phẩm được các quan chức tỉnh Quảng Đông cống nạp cho vua Ung Chính (1678 - 1735), một thời được nhà vua rất yêu thích bởi chiếu êm ái, mùa hè sử dụng rất mát mẻ, có thể cuộn vào tùy ý.

Nói đến đây, có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng tại sao ngà voi cứng như vậy lại có thể dệt thành chiếu, dễ dàng gập ra gập vào? Trên thực tế, công nghệ chế tác ngà voi tại Trung Quốc đã có thời gian phát triển mạnh mẽ, thợ thủ công sở hữu những kỹ thuật tinh xảo đến khó tin.

Dọn dẹp Tử Cấm Thành, đội công nhân tìm thấy tấm chiếu cũ mà hoàng đế yêu thích: Hiện nay là món đồ bị cấm! - Ảnh 3.
Cấu tạo bên trong ngà voi: (1) Vỏ ngà, (2) tâm ngà; (3) vân ngà. Ảnh: Zhuanlan

Đầu tiên, ngà voi phải được ngâm trong dược liệu đặc biệt để làm mềm. Sau đó, nguyên liệu được cắt thành từng miếng vuông có kích thước và độ dày tương đương nhau. Từng miếng ngà voi sẽ được đánh bóng thủ công để đến độ mỏng đều 2 mm.

Cuối cùng, thợ thủ công sẽ dệt miếng ngà vào chiếu theo hướng cong của ngà và dọc theo kết cấu của tấm lụa để đảm bảo ngà voi không bị nứt khi thời tiết lạnh và khô.

 

Theo "Tây Kinh tạp ký", Hán Vũ Đế cũng từng tặng cho ái phi của mình là Lý phu nhân một tấm chiếu ngà voi. Vua Hán tin rằng món quà này tượng trưng cho sự bảo vệ, giúp xua đuổi tà ma và xua tan đi cái nóng của mùa hè.

Số phận món cống phẩm

Tấm chiếu ngà voi từng là món đồ yêu thích của Ung Chính, tại sao cuối cùng lại chịu số phần nằm xó, phủ bụi trong cung?

Sử sách ghi lại rằng Ung Chính ban đầu nhận quà quả rất hài lòng nhưng ngaykhi hay tin hoàn thành tấm chiếu này phải lấy ngà của cả trăm con voi cùng 60 người thợ thủ công lành nghề làm việc liên tục trong 18 tháng, vua lập tức thay đổi thái độ, thậm chí tỏ ra vô cùng giận dữ.

Ung Chính vốn là vị hoàng đế tiết kiệm, chăm lo cho dân nên việc quan lại cấp dưới mua món đồ xa xỉ, lãng phí như vậy, ông rất không hài lòng. Vua Thanh ban bố lệnh cấm sản xuất chiếu ngà voi trên toàn quốc, bản thân cũng cất chiếc chiếu của mình vào góc và không bao giờ sử dụng nữa.

Dọn dẹp Tử Cấm Thành, đội công nhân tìm thấy tấm chiếu cũ mà hoàng đế yêu thích: Hiện nay là món đồ bị cấm! - Ảnh 5.
Cận cảnh mặt chiếu ngà voi. Ảnh: Sohu

Theo Sohu, tại Trung Quốc, hiện thống kê có 5 chiếc chiếu ngà voi từng được sản xuất nhưng chỉ tìm thấy 3 chiếc. Các chuyên gia thẩm định cổ vật định giá chiếc chiếu của Ung Chính được tìm thấy trong Tử Cấm Thành đạt khoảng 20 triệu NDT (tương đương hơn 70 tỷ đồng), chủ yếu bởi giá trị lịch sử của nó.

 

Hiện nay, người bình thường cũng có thể sở hữu những chiếc thảm hay chiếu được làm từ vật liệu hiện đại khác có tác dụng làm mát vượt xa chiếu ngà voi của vua chúa (ví dụ như sợi chitosan chiết xuất từ ​​kitin).

Khoa học cũng chứng minh tác dụng giải độc cơ thế hay xua đuổi tà ma của ngà voi mà người xưa tin tưởng cũng hoàn toàn vô căn cứ bởi xét về cấu tạo sinh học, ngà voi thực chất chỉ là một chiếc răng của loài động vật này.

Chắc chắn sẽ không còn tấm chiếu ngà voi nào được sản xuất trong tương lai bởi việc làm hại động vật hoang dã để lấy sừng, lấy ngà... phục vụ con người là việc làm vô nghĩa, đẩy các con vật vào thảm cảnh tuyệt chủng và đã bị pháp luật tuyệt đối nghiêm cấm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm