Khám phá

"Thần chết" mặc áo vàng rực rỡ

Có rất nhiều cây hoa đẹp, lạ nhưng lại ẩn chứa độc tố gây chết người. Nhà nghiên cứu sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung đã thống kê và cập nhật các loài cây độc này trong mục “Hồ sơ thần chết” của mình.

8 loài cây “thần chết” nơi đâu cũng có, tuyệt đối không được trồng hay chạm vào / Khám phá về loài cây “thần dược” có quả mọc ngay giữa lá

Cây Thông thiên

Cây Thông thiên - Thevetia peruvianan – tên đồng danh (Cascabela thevetia) có xuất xứ từ châu Mỹ, thường gặp ở một số nơi như Kula, Maui, Waihee, Kihei, Kahana Beach, Hawaii...

Cây thông thiên thường được trồng ở các bờ rào vì hoa rất đẹp và rực rỡ.

Cây được nhập nội và trồng làm cảnh ở Việt Nam vì có hoa vàng, tán đẹp. Loài này có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Toàn thân có nhựa mủ trắng chứa một loạt chất glycoside tim, điển hình là thevetin A và thevetin B, có tác dụng vượng tim và kích thích hệ tiêu hóa như chất neriin trong thân cây Trúc đào Apocynaceae.

Chính các chất glycoside này sẽ gây độc mạnh cho cơ thể người và động vật khi bị nhiễm liều cao.

Quả của cây thông thiên

Những triệu chứng phổ biến khi nhiễm độc như: tê cóng, lở loét miệng, buồn nôn và nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy... Những triệu chứng khác cũng thường gặp là buồn ngủ, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố, đặc biệt hạt có độc tính cao nhất. Nuốt một vài hạt có thể dẫn đến tử vong.

Cũng như trúc đào, mủ của thông thiên vấy vào da sẽ gây dị ứng, có thể làm bong rộp da tùy cơ địa từng người, mủ vấy vào mắt sẽ gây tổn thương giác mạc. Ngoài thevetin A và B, trong mủ của thông thiên còn có các glycoside tim khác như: thevetoxin, peruvoside, ruvoside và nerifolin.

Thông thiên là một loài cây độc cần tránh xa đối với cả người lớn lẫn trẻ em.

 

Cây sừng dê

Cũng giống như Cây sừng trâu Strophanthus caudatus, cây sừng dê Strophanthus divaricatus cũng có lá, rễ, hạt và nhựa chứa chất độc có thể gây chết người.

Cây sừng dê

Người xưa còn dùng hạt cây để chế thuốc độc tẩm lên cung tên dùng trong săn bắn. Tuy nhiên do hạt cây chứa các glycozit divaricozit nên còn được bào chế làm thuốc điều trị suy tim.

Người bị ngộ độc cây sừng dê có triệu chứng bồn chồn, vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai khó thở, mắt mờ và rối loạn nhịp tim…Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Sừng dê Strophanthus divaricatus là loài cây bụi, trườn dài 2 - 3m hoặc hơn, phân cành nhiều và một số cành vươn dài, vỏ thân màu nâu hay nâu thẫm, nhiều bì khổng. Lá có cuống, mọc đối chữ thập, phiến lá hình thuôn hay mác thuôn, nhọn hai đầu, dài 5 - 10cm, rộng 2,5 - 4cm. Loài này thường mọc ven đồi, bờ nương rẫy, trảng cây bụi và bờ rào.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm