'Thiên hạ anh hùng duy chỉ có Quân và Tháo thôi', Lưu Bị tới khi chết rồi mới biết thì ra chỉ khi có Tào Tháo, bản thân mới 'có giá trị'
Mắc 3 sai lầm khi chọn Thái tử, Tôn Quyền hại chết con ruột, Đông Ngô chịu cảnh diệt vong / Số phận thê thảm của hậu duệ Chu Du thời Tam Quốc hé lộ "thuyết âm mưu" đáng sợ liên quan đến Tôn Quyền
Hồi "thanh mai chử tửu luận anh hùng" giữa Tào Tháo và Lưu Bị trong "Tam quốc diễn nghĩa" là một phân đoạn hết sức đặc sắc, câu nói gây ấn tượng nhất có lẽ là câu nói "thiên hạ anh hùng, duy sử Quân dư Tào nhĩ" (Thiên hạ anh hùng duy chỉ có Quân (Lưu Bị) và Tháo thôi).
Nghe nói Lưu Bị sau khi nghe xong câu nói này, đã bất ngờ tới mức làm rơi cả đũa xuống đất. Vì sao trong mắt Tào Tháo, Lưu Bị có thể được liệt vào hàng anh hùng với ông, về điểm này, không những rất nhiều người không hiểu, mà sợ rằng ngay cả bản thân Lưu Bị khi đó cũng chưa ngộ ra được.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Công nguyên năm 214, Lưu Bị chiếm được Thành Đô, Lưu Chương đầu hàng. Lưu Bị có được phần lớn Ích Châu, một nửa Kinh Châu, trở thành một trong ba bá chủ Tam Quốc. Những lời nói năm đó của Tào Tháo, đến lúc này đã trở thành lời giải thích hoàn hảo. Thời điểm này cách bữa tiệc "thanh mai chủ tửu luận anh hùng" hơn 15 năm.
Vì sao năm đó Tào Tháo lại nhận định một người đang lưu lạc và sa sút như Lưu Bị là anh hùng cái thế? Thực ra có ba nguyên nhân, thứ nhất là Lưu Bị khi sinh ra đã mang khí chất anh hùng, có cái tướng có thể thu phục lòng người làm nên đại sự, thứ hai là Lưu Bị dù đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn trở ngại nhưng vẫn luôn giữ trong mình một tinh thần kiên trì và đầy nhiệt huyết, thứ ba, chính là lời của Tư Mã Ý trong "Tam Quốc diễn nghĩa", "tri giả quý vu trân thời" (kẻ thông minh là kẻ biết nắm bắt thời điểm), và Lưu Bị lại là người rất giỏi nắm bắt thời cơ.
Nếu Tào Tháo đã nói thiên hạ anh hùng chỉ có hai người là bản thân ông và Lưu Bị, ngoài ra không còn ai khác, vậy thì ai là kẻ tài giỏi nhất? Tất nhiên là Tào Tháo, điều này đã được lịch sử chứng minh. Vậy còn cái danh anh hùng của Lưu Bị cuối cùng đã được chứng minh ra sao? Về điểm này, Lưu Bị tới khi chết mới hiểu ra.
Công Nguyên năm 223, sau thất bại thảm hại trong trận Di Lăng, Lưu Bị qua đời tại thành Bạch Đế, hưởng thọ 63 tuổi. Trước đó, có một bình luận nói rằng lúc Tào Tháo qua đời cũng chính là lúc cả một thời đại kết thúc, vậy thì Lưu Bị mất liệu có phải cũng là cả một thời đại kết thúc? Thật đáng tiếc, thời đại của Lưu Bị cũng chính là thời đại của Tào Tháo, Lưu Bị mất, chẳng qua chỉ là kết thúc của một kỉ nguyên do Tào Tháo là người đứng đầu, cái chết của Lưu Bị, không có ý nghĩa gì quá đặc biệt.
Tào Tháo và Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ
Người viết cho rằng, Lưu Bị ý thức được rằng, cái mác anh hùng của mình, thực ra là nhờ Tào Tháo thành toàn cho, cũng là nhờ Tào Tháo "đóng dấu" cho. Không có sự giúp đỡ vô hình của Tào Tháo, Lưu Bị chẳng là gì.
Trước tiên, Tào Tháo âm thầm đem lại khích lệ cho Lưu Bị. Liệt Lưu Bị vào hàng ngũ anh hùng với mình, đây không phải là việc Tào Tháo thường làm, ông trước giờ chưa bao giờ dùng từ ngữ quá hoa lệ để đánh giá một người. Đối với Lưu Bị mà nói, đây có thể xem là một tài nguyên vô hình vô tận, khiến Lưu Bị luôn được người khác trọng vọng, thậm chí có rất nhiều người còn không dám đối xử với ông như thuộc hạ.
Tiếp theo, Tào Tháo không lợi dụng lúc Lưu Bị đang khó khăn mà có ý giết Lưu Bị. Cần biết rằng, Lưu Bị đầu quân cho Tào Tháo, Tào Tháo muốn giết Lưu Bị, chuyện này dễ như trở bàn tay, thậm chí cũng có rất nhiều người khuyên Tào Tháo giết Lưu Bị, nhưng ông không làm vậy.
Nói cho cùng, chính là bởi Tào Tháo có tình nghĩa, trọng người tài, thích giúp đỡ anh hùng, ông không nỡ làm vậy. Điều này vô cùng quan trọng với Lưu Bị, ông không những có thể nán lại Tào doanh học hỏi cách Tào Tháo trị quân trị nước, mà còn có thể thám thính được yếu điểm của Tào Tháo, đối với Lưu Bị mà nói, thời gian ở Tào doanh không dài nhưng cũng không phải là phí công vô ích.
Tào Tháo và Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ
Còn một điều nữa đó là sự tồn tại của Tào Tháo, vô hình đã giúp đỡ Lưu Bị. Nếu không có Tào Tháo, Tôn Quyền tuyệt đối sẽ không liên minh với Lưu Bị, Lưu Bị cũng không thể nào đại biểu Kinh Châu liên minh với Tôn Quyền, thân phân địa vị ngày càng lớn mạnh.
Không có Tào Tháo, Tôn Quyền càng không chủ động giúp Lưu Bị lớn mạnh. Không có áp lực từ Tào Tháo, Tôn Quyền cũng sẽ không để Lưu Bị đoạt được Ích Châu. Vì vậy, Tào Tháo dù là kẻ địch của Lưu Bị, nhưng sự giúp đỡ "trá hình" lại là rất lớn, không có Tào Tháo, sự nghiệp của Lưu Bị không thể thành công. Lưu Bị là đang lợi dụng khe hở giữa Tào Tháo và Tôn Quyền để thành công.
Tào Tháo vào tuổi xế chiều đã giảm bớt áp lực cho Tôn Quyền, cũng theo đó mà áp lực của Tào Tháo chuyển sang đè lên vai Lưu Bị. Chúng ta có thể thấy, con đường sự nghiệp lên xuống gập ghềnh của Lưu Bị, bao gồm cả những thất bại sau đó, tất cả đều là do một tay Tào Tháo. Tào Tháo chết rồi, theo lý mà nói, Lưu Bị khi đó phải trở thành anh hùng duy nhất, ông nên tung hoành thiên hạ, thậm chí có cơ hội thống nhất, nhưng thực tế lại ra sao? Lưu Bị thua còn thảm hơn, vì sao? Vì không có Tào Tháo nữa. Đây chính là sự nghịch lý của Lưu Bị, Lưu Bị phải lợi dụng tốt sức mạnh của Tào Tháo thì mới thành công, bởi vì Tào Tháo mới chính là lực lượng chủ yếu quyết định thế cục Tam Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo