"Thủy quái nước ngọt" ở Việt Nam: Cống phẩm tiến vua kì lạ, có tiền chưa chắc mua được
Nỗi oan giờ mới được gột của loài thủy quái mang tiếng 'lăng nhăng' / Đang tắm mát, bầy bồ câu bất chợt trở thành bữa ăn ngon cho ‘thủy quái’ khổng lồ
Những người sành ăn không ai không biết tới nhóm 5 loài cá quý được dân gian mệnh danh là "ngũ quý hà thủy" ở các dòng sông phía Bắc. Thời xa xưa, chỉ vua chúa, quan lại mới được thưởng thức những loại cá đặc sản này, chúng bao gồm cá anh vũ, cá dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng.
Sinh sống trên dòng sông Đà - con sông “hung dữ nhất Đông Dương” với lưu vực có độ dốc cao, xiết, nhiều ghềnh thác, cá chiên là một trong những loài cá để lại ấn tượng mạnh cho những người từng chứng kiến. Được gọi là "chúa tể của vùng nước dữ", cá chiên rất khỏe, có khả năng bơi, di chuyển và vượt thác tốt.
Thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt, cá chiên có miệng cứng như đá, đầu to bè, bộ răng sắc như dao cạo, toàn thân trơn nhẵn bóng. Theo lời truyền miệng, loài cá hung hãn này ăn thịt mọi loài thủy sinh nhỏ hơn mình, bao gồm côn trùng, tôm, tép và cá con khác - do đó cá chiên có kích thước rất lớn, lên tới 50-60 kg. Do đặc tính hung dữ, chúng thậm chí có thể tấn công cả ngư dân.
Cá chiên có hình thù kì lạ, hung dữ nhưng hương vị thịt lại rất độc đáo.
Cá chiên sống ở những vùng lưu vực sông to, nước chảy xiết và có nhiều đá sỏi, đẻ con trước mùa lụt hàng năm. Cá chiên di cư và săn mồi theo đàn, có xu hướng bơi lên thượng nguồn sông để tận hưởng dòng nước xiết.
Theo các tài liệu, cá chiên xuất hiện tại nhiều vùng trên thế giới, bao gồmsông Hằng, Chao Phraya, sông Maeklong, Mê Kông, sông Salween và phần Thái Lan bán đảo.
Theo Tân Hoa Xã đưa tin, tháng 9 năm ngoái, hơn 20.000 cá chiên cỡ nhỏ đã được thả ở hạ lưu sông Lan Thương - Mekong.
Được biết, các nhà nghiên cứu từ Viện Thủy văn, do Bộ Thủy lợi và Viện Khoa học Trung Quốc phối hợp quản lý đã tìm cách lai tạo và nhân giống được một lượng lớn loài cá này.
Việc thả cá có mục đích làm phong phú nguồn lợi cá trên sông và thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản địa phương. Điều này cũng có lợi cho môi trường trong việc bổ sung nguồn cá tại vùng hồ chứa sau khi việc xây dựng nhà máy thủy điện gần đó hoàn thành.
Hương vị đặc biệtCá chiên nổi tiếng vì là nguyên liệu cho nhiều món ăn thượng hạng. Thịt cá rất ngon, chắc, vàng ươm như nghệ; bộ lòng to, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật. Thịt có không có xương dăm, làm các món như gỏi, chả, om chuối hay rán... đều mang lại hương vị tuyệt vời cho thực khách.
Cá càng lớn thì thịt sẽ càng chắc, giàu dinh dưỡng. Do đây là loài cá ăn tạp nên hàm lượng dinh dưỡng trong thịt cá vô cùng dồi dào, có thể sánh ngang với cá trắm đen hay cá hồi. Đây là thực phẩm hàng đầu ở vùng sông Đà, không chỉ bồi bổ cho người thường mà còn có tác dụng đối với trẻ nhỏ và người ốm.
Tuy nhiên, vì có giá trị cao, chất lượng tuyệt phẩm như vậy nên cá chiên không hề rẻ. Tùy trọng lượng mà cá có giá trị khác nhau, dao động từ 400.000-700.000 đồng/kg. Cá chiên đánh bắt ngoài tự nhiên có giá cao hơn hẳn vì chúng rất hiếm và khó gặp. Những con thuộc hàng "đẳng cấp" nhất, nặng trên 40kg sẽ có giá không dưới 1 triệu đồng/kg.
Một ngư dân may mắn bắt được cá chiên. Cá có thể được bán với giá cả chục triệu đồng/con.
Dù đắt đỏ và có nhiều người sẵn sàng mua như vậy, nhưng nhiều nhà hàng đặt mối cả năm cũng chỉ được vài chục con. Việc tìm bắt cá chiên tự nhiên không hề đơn giản. Ngư dân phải tới những vùng nước xiết, dò bắt cá gần các hang hốc, ghềnh đá cheo leo. Những con trọng lượng hàng chục kg lại càng có khả năng quẫy mãnh liệt, không kém gì "thủy quái" vùng nước ngọt.
Khi thấy cá, ngư dân lặn xuống sâu để quây lưới bắt, giằng co dữ dội cho tới khi 1 bên mệt lử, thậm chí bị thương. Với những khó khăn như vậy, cá chiên được bán ra thị trường không chỉ đắt, mà đôi lúc còn cần may mắn mới có thể gặp được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…