Khám phá

Phát hiện trên dãy núi Alps: Dấu vết của 1 loài "thủy quái" từng ngự trị đại dương

Tiến sĩ Sandler cho rằng những con ichthyosaur đã ngự trị toàn bộ đại dương trên thế giới.

Phát hiện loài sứa vương miện 'khổng lồ' có màu đỏ như máu / Con cáo lẻn vào ngôi nhà ăn trộm thức ăn suốt 3 năm, chủ nhà phát hiện và cái kết bất ngờ

BÍ ẨN VỀ NHỮNG BỘ XƯƠNG BIẾT "LEO NÚI"

Mới đây, nhiều hóa thạch đã được phát hiện trên dãy núi Alps. Trong số những hóa thạch này có một chiếc răng mà các nhà khoa học xác định rằng đây là chiếc răng hóa thạch lớn nhất từng được tìm thấy. Chiều rộng của chân răng lớn gấp đôi so với bất kỳ loài bò sát sống dưới nước nào từng được biết đến. Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Sander thuộc Đại học Bonn (Đức), cho biết vì chiếc răng đã bị gãy ở thân răng nên các nhà nghiên cứu không thể xếp nó vào một loài nào cụ thể.

Tuy nhiên, qua giải phẫu răng thì các nhà nghiên cứu xác định nó thuộc loài ichthyosaur. Tiến sĩ Sander giải thích: "Ichthyosaur có một đặc điểm gần như độc nhất giữa các loài bò sát: Phần ngà ở chân răng của chúng. Nhóm bò sát duy nhất có nét tương đồng là Kỳ đà."

Ichthyosaurs có thân hình thuôn dài và vây đuôi dựng đứng, tương tự như cá voi hiện nay.

Phát hiện trên dãy núi Alps: Dấu vết của 1 loài thủy quái từng ngự trị đại dương - Ảnh 1.

Chân răng được tìm thấy có đường kính 60mm. Điều này làm cho nó trở thành chiếc răng ichthyosaur dày nhất được tìm thấy cho đến nay. Ảnh: Rosi Roth/University of Zurich

Hai bộ xương còn lại trong phát hiện lần này, một bộ gồm một đốt sống và mười mảnh xương sườn, bộ còn lại gồm bảy đốt sống nối tiếp nhau, được xếp vào họ Shastasauridae (một chi ichthyosaur).

Những tảng đá mà từ đó những hóa thạch này được hình thành, được gọi là Hệ tầng Kössen, đã từng nằm dưới đáy của một vùng biển nông - một đầm phá hoặc lưu vực nông rất rộng. Điều này càng tăng thêm bí ẩn về những tập tính của 3 loài vừa được phát hiện, bởi với kích thước khổng lồ đó thì chúng phải đến từ những tầng sâu hơn của đại dương.

Tiến sĩ Heinz Furrer, đồng tác giả của nghiên cứu này, phỏng đoán: "Chúng tôi tin rằng những con ichthyosaur khổng lồ đã theo những đàn cá bơi theo luồng vào đầm phá. Hóa thạch có thể là từ những con đi lạc đã chết ở đó."

Phát hiện trên dãy núi Alps: Dấu vết của 1 loài thủy quái từng ngự trị đại dương - Ảnh 2.

Tiến sĩ Heinz Furrer với đốt sống ichthyosaur lớn nhất từng được tìm thấy. Ảnh: Rosi Roth/University of Zurich

Ông giải thích, hơn 200 triệu năm trước, các lớp đá vẫn còn bao phủ đáy biển; tuy nhiên, với sự uốn nếp của dãy Alps, các hóa thạch được đưa lên độ cao 2.800m, tức là do chuyển động của các mảng kiến tạo va chạm, khiến chúng di chuyển từ đáy biển lên đỉnh núi.

 

Phát hiện trên dãy núi Alps: Dấu vết của 1 loài thủy quái từng ngự trị đại dương - Ảnh 3.

Các hóa thạch ichthyosaur 200 triệu năm tuổi tìm được trên phần dãy Alps của Thụy Sĩ, cho thấy chúng đã bơi vào vùng nước nông và kẹt lại. Ảnh: Jeannette Rüegg/Heinz Furrer, University of Zurich

THÔNG TIN ÍT ỎI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐỊNH DANH

Từ các hóa thạch, có thể thấy rằng, những loài này rất có thể giống với cá nhà táng và cá voi sát thủ hiện nay về mặt sinh thái: Răng cong vào trong, phù hợp ăn các con mồi như mực khổng lồ, hoặc các loài ichthyosaur nhỏ hơn và cá lớn. Thế nhưng cũng có một giả thuyết cho rằng những con ichthyosaur có kích thước vượt trội lại không có răng và chúng ăn bằng cách hút vào miệng hơn là đuổi bắt con mồi.

Theo Tiến sĩ Sandler, khoảng 205 triệu năm trước, những con ichthyosaur đã ngự trị toàn bộ đại dương trên thế giới.

Phát hiện trên dãy núi Alps: Dấu vết của 1 loài thủy quái từng ngự trị đại dương - Ảnh 4.

Tiến sĩ Martin Sander với phần xương sườn của một trong 3 phần hóa thạch, cho thấy chiều dài ước tính của con vật là 20m. Ảnh: Laurent Garbay/University of Bonn

Tuy nhiên, thông tin về những hóa thạch khổng lồ này vẫn rất ít. Một khung xương hàm khổng lồ không có răng ở Anh, và một vài thông tin nhỏ giọt từ New Zealand cho thấy một số cá thể Ichthyosaur có kích thước tương đương cá voi xanh.

 

Một bài viết năm 1878 đã mô tả một đốt sống của loài ichthyosaur có đường kính 45cm, nhưng hóa thạch của nó có thể đã bị thất lạc trên biển. Tiến sĩ Sander nói: "Điều này gây nên sự bối rối lớn đối với ngành cổ sinh vật học, rằng dù chúng ta biết được kích thước khác thường của hóa thạch ichthyosaurs, nhưng lại biết quá ít về những thông tin khác. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm giải quyết được thách thức này và khám phá ra những hóa thạch mới và tốt hơn."

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm