Khám phá

Thực hư về bảo vật hơn 800 tuổi được canh gác ngày đêm: Là một trong 'Ngũ độc' của núi Hoàng Sơn

Là di sản của thế giới, bảo vật này được chăm sóc đặc biệt cẩn thận, thậm chí cứ 2 tiếng nó lại được 'thăm khám' một lần.

Hổ quý hiếm vào làng tấn công người gây hoang mang ở Trung Quốc / Bảo vật "đen đủi" nhất: Tạo tác từ 3,5 tấn ngọc quý hiếm rồi làm hũ muối dưa suốt 300 năm

Núi Hoàng Sơn nằm ở thành phố Hoàng Sơn phía nam tỉnh An Huy (Trung Quốc), là di sản thiên nhiên quốc tế và là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Ở Hoàng Sơn có 'Ngũ độc' là thông lạ, đá lạ, biển mây, suối nước nóng và tuyết mùa đông và thường được mệnh danh là ngọn núi tuyệt vời nhất thế giới.

Tại đây có một được cho là đã tồn tại hơn 800 năm, được canh gác ngày đêm, thực hư câu chuyện ra sao?

Cây này còn được gọi là "cây thông chào đón", là biểu tượng của toàn bộ ngọn núi Hoàng Sơn, đã có ít nhất 800 năm tuổi. Cây cao 10,2 mét và chu vi 2,16 mét. Một bên thân cây vươn ra tựa như một người dang một cánh tay ra đón du khách phương xa đến, tay kia tao nhã để vào trong "túi quần" theo đường chéo, uyển chuyển hào phóng, giống như một quý nhân.

Cây thông Hoàng Sơn mọc trên vách đá thu hút vô số khách du lịch bởi vẻ ngoài đặc biệt, nổi tiếng thế giới và là quốc bảo của Trung Quốc. Tuy nhiên ít ai biết cây thông quý giá này đã trải qua hai lần sinh tử.

Lần thứ nhất là do một du khách đã làm rơi tàn thuốc xuống đất, gây ra hỏa hoạn và thiêu rụi nhiều cây, tuy nhiên, cây thông chào đón này may mắn thoát nạn. Lần thứ hai là trận tuyết rơi dày vào mùa đông làm gãy nhiều cành và thân cây, thậm chí bây giờ còn có thể nhìn thấy dấu vết bị gãy trên đó.

Thực hư về bảo vật hơn 800 tuổi được canh gác ngày đêm: Là một trong Ngũ độc của núi Hoàng Sơn - Ảnh 1.

Cận cảnh cây thông 800 tuổi. Ảnh: Abolouwang.

Để bảo vệ cây thông, từ năm 1981, chính quyền đã quyết định thành lập đội canh gác 24/24. Theo tờ Tân Hoa Xã đưa tin, người bảo vệ cây thông thứ 19 đã canh giữ ở đây được 10 năm. Bên cạnh việc đầu tư nhân lực, trang bị nhiều thiết bị tiên tiến bảo vệ cây cổ thụ, khu vực xung quanh còn được trang bị các thiết bị công nghệ cao như trạm quan sát thời tiết khu vực nhỏ, báo động chống xâm nhập hồng ngoại...

Trong ngày, cứ 2 giờ một lần, người canh gác sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ. Theo dữ liệu do trạm thời tiết gửi về, anh ta kiểm tra các thông tin về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, gió và áp suất, đồng thời ghi lại những thay đổi tinh vi của lá thông, đầu ngọn... Vào ban đêm, khi khỉ và sóc vô tình đột nhập vào khu vực gần cây thông, hệ thống giám sát bằng tia hồng ngoại sẽ phát ra âm thanh báo động để nhắc nhở người canh gác để kiểm tra tình hình.

Người canh gác cho biết: Hàng năm, danh thắng sẽ tiến hành 2 hoặc 3 cuộc tư vấn với chuyên gia bao gồm các lĩnh vực khác nhau như lâm nghiệp, cơ khí, côn trùng học, và địa chất. Các chuyên gia sẽ phân tích và so sánh chi tiết các báo cáo từ các năm khác nhau và đánh giá những thay đổi từ đó "kê đơn" cho các triệu chứng.

Trong hơn mười năm, các cuộc tham vấn và nhận định của các chuyên gia đã khiến các biện pháp bảo vệ cây thông Hoàng Sơn ngày càng hoàn thiện hơn. Lưới sợi thủy tinh được đặt xung quanh cây để tăng độ thoáng khí cho rễ cây và xây dựng hệ thống chống sét; mặt đất và các khu vực xung quanh được đệm và che phủ bằng vải mưa, bao tải... giúp ngăn chặn sự tích tụ nước và xói mòn đất ở rễ...

Ngoài ra, ở đây còn có đội bảo vệ khẩn cấp túc trực bất cứ lúc nào để khắc phục những sự cố bất ngờ có thể xảy ra.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm