Tinh mắt nhìn ra bảo vật cực kỳ quý giá, người đàn ông chỉ mất 30 NDT cho chủ khu thu mua phế thải: Giá thật là 3 tỷ NDT
Phát hiện "thành phố vàng" trong truyền thuyết, đầy bảo vật độc nhất vô nhị / Bảo vật "đen đủi" nhất: Tạo tác từ 3,5 tấn ngọc quý hiếm rồi làm hũ muối dưa suốt 300 năm
Trên thực tế, tại Trung Quốc, có nhiều món bảo vật quốc gia đã bị hiểu nhầm là đồ không có giá trị. Và món cổ vật dưới đây cũng có số phận như vậy, rất may nó đã được chuyên gia phát hiện và khôi phục danh dự kịp thời.
Cận cảnh của "Hà Tôn" – bảo vật quốc gia được tìm thấy tại bãi phế liệu. (Ảnh: Kknews)
Vào một ngày của năm 1965, Đông Thái Phóng, một chuyên gia khảo cổ làm việc tại Bảo tàng Bảo Kê, thuộc tỉnh Thiểm Tây như thường lệ đi lang thang quanh khu phế thải mỗi khi rảnh rỗi.
Tình cờ, ngày hôm đó, Đông Thái Phóng đi đi lại lại mấy vòng quanh bãi phế liệu mà người thu gom đem đến tới mấy lần. Đột nhiên, ánh mắt ông quét tới một món đồ kỳ dị nằm tận phía trong góc của đống phế liệu. Thoạt nhìn, món đồ đó trông rất xấu xí, nhưng từ lớp vỏ xanh bên ngoài, ông nhận định nó là đồ đồng.
Đặc biệt, bút tích trên món đồ cổ còn có khắc 2 chữ "Trung Quốc". (Ảnh: Kknews)
Đông Thái Phóng cho rằng món đồ đồng này chắc chắn có giá trị nên đã lập tức đề nghị mua lại. Sau một hồi mặc cả, cuối cùng người chủ khu thu mua phế liệu đã đồng ý bán cho ông với giá 30 NDT. Đông Thái Phóng vui mừng mang món đồ đồng về viện bảo tàng, nhờ các chuyên gia khác thẩm định. Thật không ngờ, món đồ đồng đó quả thực là bảo vật quốc gia.
Theo kết quả thẩm định, món đồ đồng này là một bình rượu được dùng trong các lễ tế từ thời Tây Chu, có tên là "Hà Tôn". Nhưng hình dáng của "Hà Tôn" mà Đông Thái Phóng tìm thấy khác nhiều so với những món tương tự được tìm thấy. Bởi bên dưới lớp gỉ đồng, nó còn có 122 chữ khắc ở thân.
Căn cứ vào bút tích lưu lại, thì chiếc bình đồng này được làm vào năm Chu Thành Vương thứ 5, do một người họ "Hà" chế tác nên nó đã được đặt tên như vậy. Từ những chữ viết này, các chuyên gia đã có thêm tư liệu về nhà Chu dưới triều đại của Chu Thành Vương.
Hiện nay "Hà Tôn" đang được trưng bày tại Bảo tàng đồ đồng Bảo Kê. (Ảnh: Kknews)
Quan trọng nhất chính là 4 chữ "Trạch tự Trung Quốc" được tìm thấy trong số 122 ký tự đã chứng minh rằng đây là bản ghi chép lịch sử lâu đời nhất có chứa 2 chữ "Trung Quốc" được tìm thấy.
"Hà Tôn" đã được công nhận là bảo vật quốc gia cấp 1 và không thể bán hay mang ra nước ngoài tham dự triển lãm. Hiện nay, giá trị của nó đang được định giá khoảng3 tỷ NDT.
Có thể nói, số phận của món bảo vật quốc gia này khá may mắn khi trước đó nó được một người nông dân tên Trần Đôi tìm thấy khi bị trôi dạt vào sân nhà sau một trận mưa lớn.
Hai năm sau, người đó đã bán "Hà Tôn" cho một người thu gom phế liệu. Trong lúc người chủ khu thu mua phế liệu đang chuẩn bị vứt nó vào lò luyện thép thì "Hà Tôn" được Đông Thái Phóng phát hiện và mua lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ