Câu chuyện kì quái phía sau truyền thuyết về Baku – Quái vật chuyên ăn giấc mơ
NASA/ESA chụp được "quái vật" bẻ cong không thời gian, "xé" thiên hà làm 3 / Những con quái vật rắn nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp
Baku, hay còn gọi là "kẻ ăn giấc mơ", là một thực thể hoặc linh hồn trong thần thoại và văn hóa các nước như Trung Quốc và Nhật Bản. Tương truyền rằng chúng có thể nuốt chửng những cơn ác mộng. Tuy nhiên, nếu Baku không được triệu hồi đúng cách và hài lòng với cơn ác mộng mà nó nhấm nháp, thì nó sẽ tiêu diệt toàn bộ hy vọng và ước mơ của con người.
Câu chuyện Baku ăn ác mộng bắt nguồn từ văn hóa dân gian Trung Quốc, sau đó xuất hiện trong truyện dân gian Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 14-15, dưới thời Muromachi. Mặc dù Baku là một thực thể tâm linh, nhưng nó có hình dạng rất rõ ràng. Người ta miêu tả nó giống chimera – dạng quái vật thần thoại được ghép từ nhiều bộ phận động vật khác nhau. Baku có thân gấu, vòi voi, chân hổ, đuôi bò và mắt tê giác. Theo truyền thuyết Baku được các vị thần tạo thành từ những mảnh ghép còn thừa sau khi sáng tạo ra muông thú.
Xuyên suốt lịch sử, niềm tin của con người với Baku đã thay đổi. Ban đầu, truyền thuyết Trung Hoa cổ kể rằng Baku là con vật bị săn lùng để lấy da. Bất cứ ai giết được Baku sẽ có một tấm da như một tấm bùa hộ mệnh mang sức mạnh ma thuật, giúp bảo vệ họ khỏi những linh hồn xấu xa. Tục lệ này dần được giản lược từ quấn da đổi thành vẽ hình Baku treo gần giường để xua đuổi ác linh. Mãi cho đến khi các truyền thuyết về Baku xuất hiện ở Nhật Bản, nó trở thành kẻ ăn giấc mơ. Sự chuyển đổi này trở nên nhất quán theo thời gian và dần thống nhất cho đến tận ngày nay.
Truyền thuyết kể rằng, một người thức dậy sau ác mộng có thể triệu hồi Baku đến. Một đứa trẻ gặp ác mộng ở Nhật Bản sẽ thức dậy và lặp đi lặp lại ba lần "Baku-san, hãy ăn giấc mơ của tôi. Baku-san, đến ăn giấc mơ của tôi. Baku-san, hãy đến ăn giấc mơ của tôi". Khi Baku vào phòng đứa trẻ, nó sẽ nuốt chửng cơn ác mộng và đứa trẻ có thể ngủ ngon giấc trở lại. Tuy nhiên, việc triệu hồi Baku nên được thực hiện một cách vừa phải, vì nếu Baku vẫn đói sau khi ăn giấc mộng, nó sẽ ăn sạch cả hy vọng lẫn mơ ước của họ, khiến họ phải sống một cuộc đời trống rỗng. Baku cũng có thể được triệu hồi để bảo vệ khỏi những cơn ác mộng trước khi đi ngủ. Do đó, ngày nay, trẻ em Nhật Bản vẫn có thói quen để một lá bùa Baku ở đầu giường.
Ngày nay, Baku xuất hiện khá thường xuyên trong văn hóa đại chúng Nhật Bản. Nó có thể được khắc họa ở hình thức một con heo vòi, thay vì hình dạng chimera trong truyền thuyết. Năm 1984, tác phẩm "Beautiful Dreamer", đã miêu tả Baku là một con heo vòi. Sau đó, trong Pokémon fan bắt gặp pokemon có hình dáng gần giống với Baku là Drowzee/Hypno và Munna/Musharna, phổ biến hơn thì trò chơi Digimon (quái vật thú ảo) cũng có nhân vật gọi là Bakumon hay Tapirmon, mang những nét tương tự như Baku.
Ý tưởng triệu hồi một Baku để ngăn chặn hoặc chấm dứt cơn ác mộng là một ý tưởng khá phổ biến trong nhiều nền văn hóa và qua các thời kỳ lịch sử. Baku dần trở thành nhân vật thần thoại gắn liền với chức năng này, dù ở dạng chimera hay heo vòi, và có lẽ nó sẽ vẫn còn đảm nhận nhiệm vụ này trong một khoảng thời gian rất dài nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'