Khám phá

10 đại quân sư dụng binh như Thần trong lịch sử Trung Hoa

Trong chiều dài của lịch sử nhân loại, tự cổ chí kim, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những trận chiến vĩ đại, hào hùng của nhân loại. Đó như là vũ đài thi triển tài năng của những bậc quân sư mưu lược cho đến võ tướng kiêu hùng.

4 vị quân sư tài ba nổi tiếng thời Tam quốc cùng những điển tích hiển hách gắn liền với tên tuổi của họ / Gia Cát Lượng mưu trí hơn người nhưng Thục Hán là nước diệt vong sớm nhất, vì quân sư này phạm phải 3 sai lầm không thể cứu vãn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có câu: “Một tướng tài hơn cả trăm vạn hùng binh“, nói đến quân sư mưu lược, có thể nói, Trung Hoa chính là cái nôi của những bậc kỳ nhân dị sĩ, mưu lược xuất quỷ nhập thần, thân ngồi trong trướng nhưng lại quyết định thắng thua bên ngoài trận chiến. Dưới đây có thể điểm ra 10 bậc quân sư dụng binh như Thần trong lịch sử Trung Hoa.

1. Khương Tử Nha (1156 – 1017 TCN)

Khương Tử Nha, hay còn gọi là Lã Thượng, thọ 139 tuổi, trước sau phục vụ cho 6 đời Chu vương. Do là vị quân vương đầu tiên của nước Tề nên còn được gọi là Tề thái công, được Chu Văn Vương phong làm “Thái Sư”. Vì công lao to lớn đối với nước Tề nên trở thành thuỷ tổ nước Tề thời Chu triều.

Khương Tử Nha là một chính trị gia, một quân sư, một nhà quân sự nổi tiếng được xếp hàng bậc nhất tại Trung Quốc. Khương Tử Nha chính là sinh ra tại thôn Đổng Doanh, ngày nay vẫn còn lưu giữ mộ phần gia tộc họ Lã ở đó. Hơn nữa, vào thời cổ xưa, trong các miếu thờ, người ta còn tôn kính, thờ phụng tượng của Khương Tử Nha.

 

Khương Tử Nhà vì bách dân vạn thế hạ phàm, được tôn làm Võ Thánh, tôn sư thái công binh gia, thiên thu đệ nhất quân sư. Sau này, mặc dù Gia Cát Lượng tài trí hơn người, cũng là một vị quân sư cực kỳ nổi tiếng nhưng nhiều người vẫn cho rằng Khương Tử Nha vẫn còn xếp trên một bậc.

2. Tôn Tẫn, thời Chiến Quốc (khoảng thế kỷ thứ 4 TCN)

Thời kỳ Chiến Quốc binh đao, đã xuất hiện một nhà quân sự gia nổi tiếng đó là Tôn Tẫn, hậu duệ của Tôn Tử, hồi trẻ cùng Bàng Quyên bái Quỷ Cốc Tử học binh pháp. Sau khi Bàng Quyên đến nước Nguỵ là tướng, vì đố kỵ tài nghệ của Tôn Tẫn mà lừa ông đến nước Nguỵ hãm hại, cắt xương bánh chè.

Trong cuộc chiến Ngụy Tề, Tôn Tẫn dùng kế lui binh giảm bếp, sử dụng chiến thuật phục kích tiêu diệt, quân Ngụy đại bại. Từ đó quân Ngụy một phút không yên và cũng kể từ đó Tôn Tẫn vang danh thiên hạ, “36 mưu kế Tôn Tẫn” chính là sự kế thừa tinh hoa của Tôn Vũ, sự đúc kết trong chiến thuật thực chiến.

10 dai quan su dung binh nhu than trong lich su trung hoa hinh anh 2

Tôn Tẫn là tác giả của “Binh pháp Tôn Tẫn” (Ảnh: Epoch Times ).

 

3. Quân sư triều Đại Minh – Lưu Cơ (1311 – 1375)

Lưu Cơ, tự là Bá Ôn, sinh 1311 tại vùng Giang Chiết, thời cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh, là nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ, ông tinh tường kinh sử, thiên văn địa lý, lại tinh thông binh pháp. Ông phò tá Chu Nguyên Chương, giúp Chu Nguyên Chương hoàn thành bá nghiệp, lại định nước an dân, được người đời sau tôn vinh là hóa thân của Gia Cát Lượng.

Lưu Bá Ôn tư chất thiên bẩm thông minh cực độ, dưới sự ảnh hưởng của gia đình, ngay từ nhỏ ông đã vô cùng hiếu học, yêu thích đọc sách. Đối với kinh điển của Nho giáo, bách gia chi thư, ông đều nghiền ngẫm tinh thâm, đặc biệt đối với thiên văn, địa lý, binh pháp, thuật số. Đối với việc đọc sách, khả năng của ông khác lạ phi thường, một lần liếc mắt có thể đọc được 10 hàng, sách đọc qua 1 lần là tinh thông, ngoài ra nét chữ cũng vô cùng đặc sắc, khác người phàm tục.

Thầy của Lưu Bá Ôn từng nói với cha ông rằng: “Đứa con này của ông nhất định sẽ làm quang đại gia môn nhà ông, chấn hưng gia tộc Lưu thị”. Danh sĩ tư thục là Triệu Thiên Trạch khi bình phẩm đã xếp Lưu Bá Ôn là nhật vật số 1, so sánh ông với Gia Cát Lượng, nhận định rằng nhất định sau này sẽ là người làm lên đại nghiệp.

4. Quân sư Thục Hán, Gia Cát Lượng (182 – 234)

 

Khổng Minh là Thừa tướng nhà Thục Hán, là chính trị gia, quân sư, nhà văn, nhà phát minh lỗi lạc của lịch sử Trung Quốc. Ông là người đất Dương Đô (Sơn Đông ngày nay), khi còn trẻ tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung.

Chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc “Lương Phủ Ngâm”. Sau này được Lưu Bị 3 lần tìm đến lều tranh mời xuống núi làm quân sư chinh chiến tứ phương, kiến lập lên nhà Thục Hán, phong làm Thừa tướng.

Năm 223 Lưu Bị qua đời, con là Lưu Thiện kế vị hoàng đế Thục Hán. Gia Cát Lượng thụ phong là Vũ Hương Hầu, trở thành người lãnh đạo về mặt chính trị cũng như quân sự quan trọng nhất của Thục Hán. Sau khi mất được phong làm Trung Vũ Hầu, hậu thế thường gọi là Vũ Hầu, là nhân vật tiêu biểu cho trung thần và trí tuệ của dân tộc Trung Hoa.

10 dai quan su dung binh nhu than trong lich su trung hoa hinh anh 3

Gia Cát Lượng là nhân vật tiêu biểu cho trung thần và trí tuệ của dân tộc Trung Hoa (Ảnh: pinterest.com).

 

5. Triệu Phổ, tả quốc lương thần thời Bắc Tống (922 – 992)

Tự là Tắc Bình, là nhà chính trị gia kiệt xuất thời đầu Bắc Tống, ông cũng là mưu sĩ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Năm 15 tuổi theo phụ thân sống ở Lạc Dương bắt đầu tự học lớp vỡ lòng, sau trở thành một đời danh thần nổi tiếng. Từ năm 50 tuổi đến năm 71 tuổi, đưa ra nhiều mưu lược, kế sách cho triều đình, đọc sách ít, có học thuyết “Bán bộ Luận Ngữ trị thiên hạ”.

Tháng 1 năm Hiển Đức (960) Triệu Phổ cùng với Triệu Khuông Dẫn vạch ra kế sách Binh Biến Trần Kiều, lật đổ chế độ nhà Hậu Chu, giúp Triệu Khuông Dẫn lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tống, tức Bắc Tống. Triệu Phổ được phong chức “Hữu Gián Nghị Đại Phu”, “Sung Chức Xu Mật Trực Học Sĩ”, tương đương với chức Tể tướng.

6. Lý Bí, chiến lược gia thời Trung Đường

Tự là Trường Nguyên, tể tướng thời nhà Đường, người Kinh Bắc, tổ tiên người Liêu Đông. Lý Bí là thế tôn đời thứ 6 của Tây Nguỵ Bát Trụ Quốc Lý Bật, phụ thân là Lý Thừa Hưu, làm huyện lệnh huyện Ngô Phòng. Vợ là người Chu thị, thư phòng có trên 2 vạn cuốn sách nhưng giới cấm con cháu không ai được bán.

 

Hồi nhỏ Lý Bí sống tại Trường An, 7 tuổi có thể đọc văn, 9 tuổi có kỳ tài được vua Huyền Tông truyền thị vào cung phụng Đông Cung, làm văn viết thơ tuyên dương quốc chí, có câu: “Thanh thanh đông môn liễu, tuế yến phục tiều tụy”, ẩn cư Toánh Dương.

Thời Đường Túc Tông, tham dự Quân Quốc Đại Nghị, được bái làm Ngân Thanh Quang Lộc đại phu, ẩn cư tại núi Hằng Sơn (nay thuộc Hồ Nam) tới tháng 3 năm Trinh Nguyên thứ 4 (788) tạ thế, lưu lại văn tập 12 cuốn.

10 dai quan su dung binh nhu than trong lich su trung hoa hinh anh 4

Chân dung vua Huyền Tông truyền thị Lý Bí vào cung phụng Đông Cung từ lúc ông mới chín tuổi (Ảnh: Wikipedia).

7. Vương Mãnh thời Đông Tấn (325 – 375)

 

Tự là Cảnh Lược, người quận Bắc Hải, thời Đông Tấn (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), sau rời đến Nguỵ Quận. Thời kỳ Thập lục quốc loạn lạc, ông nổi tiếng là một nhà chính trị, nhà quân sư, từng làm đến chức Đại tướng quân, Thừa tướng thời Tiền Tần, phò tá Phù Kiên thống nhất phương Bắc, được phong là: “Công Cao Chư Cát đệ nhất nhân”.

Vương Mãnh hồi nhỏ, gia cảnh bần hàn, nhưng ham học hỏi mà yêu thích binh thư. Là người thấu tình đạt lý, thận trọng, khí độ phi phàm, không câu nệ tiểu tiết đồng thời không biết lấy lòng người khác, ít giao lưu với người khác. Sau có Từ Thống thưởng thức tài nghệ của ông, phong ông làm Công Tào (một chức quan thời Hậu Triệu) nhưng ông không chịu mà ẩn cư tại núi Hoa Âm, đợi ngày minh chủ xuất sơn, tác thành cho chí hướng trị vì thiên hạ của ông.

Thời kỳ Đông Tấn ngũ hồ 16 nước là thời kỳ quần hùng giao tranh, Vương Mãnh chọn chủ mà hành sự, trợ tá cho Phù Kiên, kiến lập vương triều Tiền Tần. Một vương Tần nhỏ nhoi nhưng lại có thể hô hào quần thần thống nhất phương Bắc, ông được mệnh danh là “Thường Thắng Tướng Quân”. Trên phương diện trị vì quốc gia, ông thi triển tài năng giúp cho quốc thái dân an, tiếc rằng anh tài đoản mệnh, ông thọ 51 tuổi thì qua đời.

8. Công thần của Minh Thành Tổ – Diêu Quảng Hiếu (1335 – 1418)

Hồi nhỏ tên Thiên Hi, nhưng sau này nổi danh với tên Quảng Hiếu, pháp danh là Đạo Diên, hiệu là Độc Am Lão Nhân, người vùng Hành Trung Thư Giang Chiết thời nhà cuối nhà Nguyên, đầu nhà Minh (nay thuộc thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô). Ông là một nhà thơ, nhà chính trị và cũng là một tăng nhân, là một trong những mưu sĩ đắc lực của Minh Thành Tổ.

 

Vào những năm cuối năm Hồng Võ đến những năm Vĩnh Lạc, vũ đài chính trị của Trung Quốc như phong vân hoán đổi, kinh tâm động địa, Diêu Quảng Hiếu chính là nhân vật đưa ra sách lược, thân ngồi trong trướng nhưng lại chỉ huy vạn quân bên ngoài, quyết định thắng thua ngoài ngàn dặm. Ông chính là một trong những khai quốc công thần của Minh Thành Tổ, công lao to lớn.

9. Trương Lương thời Hưng Hán (186 – 250 TCN)

Tự là Tử Phòng, là Mưu thần của Hán Cao Tổ Lưu Bang, là quân sư, chính trị gia thời kỳ cuối thời Tần, đầu thời Hán. Ông cũng là một trong những khai quốc công thần của Hán chiều, là một trong “Hán sơ tam kiệt” (Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà), sở tài bởi mưu lược xuất chúng, giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đoạt thiên hạ khi giao tranh với Sở. Sau khi công thành viên mãn, kịp thời thoái ẩn, tránh khỏi tai kiếp như Hàn Tín.

Sau khi Trương Lương tạ thế, được sắc phong làm Văn Thành Hầu (cũng gọi là Hiệu Văn Hầu), người đời sau tôn ông là “Mưu Thánh”, trong Sử Ký có nguyên một chương “Lưu Hầu Thế Gia” ghi chép lại những việc bình sinh của Trương Lương.

10 dai quan su dung binh nhu than trong lich su trung hoa hinh anh 5

Tạo hình nhân vật Trương Lương và Hán Cao Tổ Lưu Bang trong tác phẩm điện ảnh Hán Sở tranh hùng. (Ảnh: youtube).

 

10. Tả Thanh Trí Nang – Phạm Văn Trình (1597 – 1666)

Phạm Văn Trình tự là Hiến Đấu, hiệu là Huy Nhạc, người Liêu Đông, Trầm Dương. Là người yêu thích đọc sách, nhạy bén, trầm nghị, cương quyết. Năm 1615 thi đỗ tú tài khi vừa 18 tuổi, sau đó đầu quân cho Nỗ Cáp Nhĩ Xích (Thiên Mệnh Hãn) rồi một lòng trung thành với nhà Thanh, ông đã lưu lại nhiều công lao to lớn của mình.

Năm Thiên Thông thứ 3 (1629), Văn Trình lại tham gia tấn công nhà Minh, vào Kế Môn, chiếm Tuân Hóa. Văn Trình riêng đem 1000 quân đánh Phan Gia Khẩu, Mã Lan Dục, Tam Đồn Doanh, Mã Lan Quan, Đại An Khẩu, hạ cả năm thành. Xong, quân Minh vây Đại An Khẩu, Văn Trình lấy đại bác tiến đánh, cởi được vây. Hoàng Thái Cực tự đem quân đánh Vĩnh Bình, để Văn Trình ở lại giữ Tuân Hóa. Quân Minh chợt đến, ông đi đầu, ra sức chiến đấu, địch thua chạy, nhờ công được thụ Thế chức du kích.

Sau khi con đường công danh thành công viên mãn thì Phạm Văn Trình cáo lão hồi hường, rời xa trốn quan trường sống cuộc sống bình an những năm tuổi già. Đến năm Khang Hy (1666) thứ 5 mới qua đời, hưởng thọ 70 tuổi, Khang Hy phong ông là “Nguyên Phụ Cao Phong”.

Theo Minh Vũ/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm