10 điều kỳ diệu mà cơ thể chúng ta có thể làm được, khiến bạn phải thừa nhận rằng thân thể mình chính là cỗ máy đỉnh cao nhất
Chán làm người, anh chàng Canada chi hẳn 355 triệu để "đại tu" cơ thể thành một con rồng / Hé lộ 14 trạng thái cuối cùng của cơ thể trước khi chết
Những nghiên cứu khám phá khoa học ngày nay có thể làm sáng tỏ rất nhiều điều và có thể bạn không biết, chính những kiến thức về cơ thể người chính là khởi nguồn cho những ý tưởng hay ho phía loạt phim siêu anh hùng nổi tiếng. Vì bạn biết không, cơ thể chúng ta thực tế sở hữu những "siêu năng lực" hay những khả năng kì diệu chính bạn cũng không hề hay biết.
1. Hiệu ứng Pinocchio là có thậtNhân vật cậu bé người gỗ Pinocchio cứ nói dối thì mũi sẽ dài ra dường như được xây dựng dựa trên một số kiến thức thực tế. Nghiên cứu khẳng định rằng khi chúng ta nói dối, điều đó được phản ánh trên khuôn mặt theo đúng nghĩa đen. Nhiệt độ của mũi và vùng xung quanh mắt sẽ tăng lên và được làm nóng lên.
Ai cũng đã nghe tới câu nói "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" và điều này hoàn toàn được khoa học chứng minh. Cười giải phóng các chất hóa học trong não giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu và cũng có thể giảm đau.
Nhiều người trong chúng ta luôn nghĩ rằng cần phải làm sạch ráy tai hàng ngày như vệ sinh cơ thể vậy. Tuy nhiên, khoa học chứng minh điều ngược lại. Ráy tai sẽ làm sạch ống tai của chúng ta và bảo vệ nó khỏi nhiễm trùng. Việc loại bỏ chúng đem lại nhiều tác hại hơn là lợi ích. Vậy nên, tốt hơn hết, chúng ta chỉ nên loại bỏ phần ráy tai ở phần ngoài của tai.
Các nang tóc thực sự có thể nói lên rất nhiều điều về giấc ngủ của chúng ta. Nghiên cứu chứng minh, chúng theo dõi và chứa đồng hồ sinh học 24 giờ, giúp thiết lập thói quen ngủ của chúng ta. Việc sử dụng tế bào từ nang tóc để hỗ trợ chữa trị triệu chứng rối loạn giấc ngủ đang được mở rộng nghiên cứu.
Điều này không hề liên quan gì đến loại thức ăn chúng ta tiêu hoá. Lý do nằm ở đồng học sinh học của cơ thể. Nhịp sinh học sẽ gửi một số tín hiệu cảnh báo nhất định từ 7 đến 9 giờ sau khi chúng ta thức dậy và những tín hiệu này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Chúng ta dành khoảng 44 phút (trong một ngày) để chớp mắt, và đây là một chức năng thực sự quan trọng đối với chúng ta. Nó không chỉ giữ mắt không bị khô và bảo vệ khỏi các vật thể lạ mà còn giúp chúng ta nghỉ ngơi. Bộ não của chúng ta cũng sử dụng khoảnh khắc nhắm mắt ngắn đó để tạm "tắt nguồn".
Hệ thống miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, giúp chống lại tất cả các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, nó cũng cần một số trợ giúp bổ sung. Đây là lúc dạ dày "ra tay", axit trong dạ dày có khả năng ngăn chặn hầu hết các vi trùng trong thực phẩm mà chúng ta tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể.
Cơ chuyển động nhanh nhất trong cơ thể chúng ta nằm ở cơ quan thị giác trong mắt. Nó nhanh đến nỗi lọt vào Kỷ lục Guinness Thế giới. Chúng ta sở hữu hai bộ cơ nhanh nhất ở hai bên mắt, điều khiển hoạt động đóng của mí mắt. Nếu một vật thể sắp chạm vào mắt chúng ta, nó sẽ nhắm mắt lại trong vòng chưa đầy 100 mili giây (0,1 giây).
Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng cấu trúc phân tử trong cơ thể có chức năng như một “bộ giảm xóc". Đây là phát hiện giúp làm sáng tỏ câu hỏi bằng cách nào cơ thể chúng ta chịu được với mọi cử động mà không bị xé vụn dưới tương tác của nó với rất nhiều bộ phận chuyển động khác.
Thực tế, khứu giác của chúng ta chịu trách nhiệm về việc cảm nhận khoảng 80% mùi vị của đồ ăn. Nếu không có nó, chúng ta sẽ chỉ nếm được vị ngọt, mặn, chua và đắng. Tất cả các hương vị khác đến từ việc ngửi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?