Lần đầu tiên trong suốt hơn 30 năm, người dân Ấn Độ có thể nhìn thấy dãy Himalaya hùng vĩ từ xa do tác động của dịch Covid-19
Quái thú “đầu dê mình bò” ở Himalaya / Cận cảnh cuộc sống của bộ lạc Himalaya có tập tục đổi vợ tự do
Himalaya là một dãy núi ở châu Á, trải dài qua 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanmar và Afghanistan. Từ lâu, đây đã được mệnh danh là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới, trong đó có đỉnh Everest cao tới 8.848m.
Trải dài qua 7 quốc gia châu Á, Himalaya từ lâu đã được mệnh danh là dãy núi cao nhất thế giới với đỉnh Everest nổi tiếng chạm mốc 8.848m.
Mới đây, truyền thông Ấn Độ và cả thế giới đang xôn xao trước thông tin dãy núi hùng vĩ này giờ có thể được nhìn thấy bằng mắt thường từ cách xa khoảng 125 dặm (hơn 200km). Đây là lần đầu tiên sau 30 năm dài, người dân ở Ấn Độ mới có thể tận mắt nhìn thấy dãy núi từ phía xa, do trước đó quốc gia này luôn có mức độ không khí thuộc dạng ô nhiễm nặng.
Nhiều bài đăng ghi lại cảnh dãy núi Himalaya huyền thoại khi nhìn từ cách xa hơn 200km gây sốt truyền thông Ấn Độ lẫn cả thế giới.
Ấn Độ có dân số khoảng 1,4 tỷ người chỉ xếp sau Trung Quốc, và năm ngoái quốc gia này còn đứng đầu trong bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất thế giới (theo IQAIR). Thế nhưng kể từ khi có lệnh cách ly toàn xã hội trong vòng 21 ngày do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chất lượng không khí ở đây đã được cải thiện đáng kể.
Câu chuyện bắt đầu khi nhiều người dân địa phương sống tại thành phố Jalandhar thuộc bang Punjab nhìn thấy dãy Himalaya lấp ló phía xa từ cách đó hơn 200km. Ngay lập tức, họ đã chụp hình lại và đăng lên mạng xã hội Twitter. Nhanh chóng, rất nhiều cư dân mạng đến từ khắp nơi sau đó cũng nhiệt tình chia sẻ những khoảnh khắc họ tận mắt chứng kiến dãy núi phủ tuyết trắng xoá hiện lên sừng sững ngay từ nhà mình.
Một người dân sống tại thành phố Jalandhar chia sẻ ảnh chụp được dãy Himalaya từ mái nhà của mình.
Nhanh chóng, rất nhiều cư dân mạng khác cũng khoe ngay những khoảnh khắc chụp dãy núi tuyết huyền thoại từ nhà mình.
Ủy ban Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ cũng đã chính thức lên tiếng về điều phi thường này. Họ cung cấp chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên khắp các thành phố lớn luôn vào khoảng 115 trong những ngày từ 16 – 24/3. Cho đến khi có lệnh cách ly toàn xã hội, con số này đã giảm xuống còn 75. Chỉ số dưới 50 được đánh giá là tốt, trong khi từ 51 – 100 được cho là vừa phải.
Chỉ số không khí (AQI) đo được ở Ấn Độ hiện tại chỉ rơi vào khoảng 75, tức là ở mức trung bình so với con số báo động 115 trước kia.
Một đại diện của Ủy ban Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ nói với các phóng viên trang Dailymail rằng người dân nước họ không chỉ có thể nhìn thấy những ngọn núi phủ tuyết tuyệt đẹp từ nhà mình, mà vào ban đêm họ còn chiêm ngưỡng cả bầu trời sao lấp lánh phía xa. Nhiều tầm nhìn nổi tiếng trong trung tâm các thành phố cũng hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết. Chính nhờ những nỗ lực đóng cửa các doanh nghiệp, trường học,hạn chế giao thông đã góp phần giúp người dân có được ngày này trong suốt hơn 30 năm qua.
Một bức ảnh dễ so sánh nhất về dãy núi cao nhất hành tinh nhìn từ Ấn Độ trước và sau khi có lệnh cách ly toàn xã hội trong vòng 21 ngày.
Nhiều điểm đến nổi tiếng khác trên khắp các trung tâm thành phố ở Ấn Độ đều chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục so với trước kia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm