10 sự thật thú vị về lá cờ cắm ở những địa điểm nổi tiếng thế giới
Kinh hãi trước những con 'thủy quái' lừng danh thế giới - Kỳ 3 / Sự thật về hóa thạch loài khỉ cổ có thể là tổ tiên chung cuối cùng của con người
Trong suốt chiều dài lịch sử thế giới, lá cờ được sử dụng để đánh dấu lãnh thổ của quốc gia hoặc kỷ niệm, tôn vinh những thành tựu của một đất nước.
Những năm qua, người dân các nước khác nhau đã cắm lá cờ ở nhiều nơi trên thế giới, từ vùng đất xa xôi của hành tinh, hay đơn giản trên gò bóng chày và thậm chí trên Mặt Trăng.
Ví dụ như những nhà thám hiểm cắm lá cờ quốc gia trên đỉnh núi Everest, Neil Amstrong cắm lá cờ Mỹ trong lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng ...
Cùng điểm qua 10 trong số những địa điểm ấn tượng nhất đã đượccắm lá cờ đánh dấu sự chinh phục bất kể địa hình, không gian, thời gian của con người:
Một trong những lá cờ nổi tiếng nhất, kỳ lạ và thần kỳ nhất của Mỹ do hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin cắm trên Mặt Trăng vào năm 1969.
Hàng triệu người trên khắp thế giới đã theo dõi sự kiện lịch sử vào năm 1969 khi các phi hành gia của NASA lần đầu tiên đặt chân tới Mặt Trăng và cắm cờ Mỹ trên đó.
Lá cờ cắm trên Mặt Trăng để đánh dấu thành tựu lịch sử. Tuy nhiên, những hình ảnh ghi lại trên Mặt Trăng cho thấy lá cờ đã bị tẩy trắng do ánh sáng mặt trời và điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Robert Edwin Peary cắm lá cờ khi chinh phục thành công Bắc Cực
Trong ảnh, nhà thám hiểm Bắc cực và chỉ huy hải quân Robert Edwin Peary đứng bên cạnh đống đá nơi ông cắm lá cờ Mỹ. Peary thực hiện chuyến thám hiểm đến Bắc Cực vào năm 1909.
Tàu ngầm Mir-1 mini cắm quốc kỳ Nga dưới đáy biển Bắc Băng Dương
Tàu ngầm Mir-1 mini cắm quốc kỳ Nga dưới đáy biển Bắc Băng Dương vào năm 2007. Tàu ngầm lặn xuống độ sâu khoảng 4,3 km.
Nhà thám hiểm Roald Engelbregt Gravning Amundsen chụp ảnh trên Nam Cực
Trong ảnh, nhà thám hiểm người Na Uy Roald Engelbregt Gravning Amundsen chụp ảnh bên cạnh lá cờ của đất nước mình trên Nam Cực.
Ông là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lĩnh vực thám hiểm vùng cực, dẫn đầu cuộc thám hiểm Nam Cực thành công đầu tiên vào năm 1911 và khám phá Hành lang Tây Bắc năm 1918.
Lá cờ châu Âu do phi hành gia Jean-François Clervoy cắm dưới đáy biển
Phi hành gia người Pháp Jean-François Clervoy đã thực hiện một 'cuộc dạo chơi' dưới nước ngoài khơi bờ biển nước Pháp vào năm 2013. Chương trình khoa học, được tài trợ bởi Ủy ban châu Âu, mô phỏng các nhiệm vụ lên mặt trăng, sao Hỏa và các tiểu hành tinh.
Thợ lặn trong Thủy cung Sydney, Australia đưa lá cờ xuống đáy xung quanh toàn cá mập
Để kỉ niệm ngày Quốc khánh đất nước, năm 2015, hai thợ lặn đưa lá cờ Australia xuống dưới đáy Thủy cung Sea Life, xung quanh là những con cá mập hung dữ lượn lờ.
Vận động viên leo núi Pemba Dorje Sherpa cắm quốc kỳ trên đỉnh núi Everest
Vận động viên leo núi người Nepal Pemba Dorje Sherpa đã cắm lá cờ của đất nước quê hương trên đỉnh núi Everest trong một chuyến đi vào năm 2009.
Một lá cờ Hàn Quốc trên gò ném bóng trong các đấu trường thể thao
Vào năm 2009, một lá cờ Hàn Quốc đã được cắm trên gò ném bóng để ăn mừng chiến thắng của đội Hàn Quốc trước Nhật Bản trong vòng thứ hai của Giải bóng chày thế giới năm 2009 tại San Diego.
Câu lạc bộ Brugge cắm lá cờ trên sân bóng ở Bỉ
Trong ảnh, các cầu thủ của đội bóng đá Bỉ Brugge đã cắm lá cờ để ăn mừng chiến thắng trước Cercle Brugge KSV trong trận derby thành phố trong khuôn khổ giải đấu Jupiler Pro League 2018.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?