10 triệu năm nữa các loài động vật sẽ như thế nào?
Khám phá đèo Ngoạn Mục: Chênh vênh, hoang sơ mà hùng vĩ / Khám phá cuộc sống ở 'vương quốc Rồng Sấm'
Hơn 7 triệu năm trước, Toumaï đã đứng lên trên thảo nguyên châu Phi (ngày nay thuộc Chad). Ai có thể ngờ rằng loài linh trưởng đầy lông có chiều cao tương đương một đứa trẻ 6 tuổi này lại là tổ tiên của loài "khổng lồ" không lông được gọi là Homo sapiens. Có thể thấy, dù có thể dựng lại quá trình tiến hóa của một loài (chủ yếu dựa vào hóa thạch) nhưng chúng ta vẫn chưa thể đoán trước được chính xác những thay đổi trong tương lai.
Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra những suy luận hợp lý, có cơ sở khoa học, và đó được gọi là "giả thuyết sinh học". Nhà điêu khắc động vật Marc Boulay và nhà cổ sinh vật học Sébastien Steyer của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris đã thực hiện một nỗ lực như vậy.
Họ đã miêu tả một số loài động vật sẽ trông như thế nào sau 10 triệu năm kể từ bây giờ.
Lý do đầu tiên để chọn thời kỳ này là Trái Đất 10 triệu năm sau là môi trường của Trái Đất lúc đó vẫn rất giống với Trái Đất hiện tại: các lục địa sẽ chỉ trôi đi vài nghìn mét, và khả năng xảy ra kỷ băng hà quy mô lớn hoặc tác động của các tiểu hành tinh là rất nhỏ. Thứ hai, khoảng thời gian dài 10 triệu năm có thể giúp các loài động vật hiện tại có đủ thời gian để tiến hóa theo các hướng khác nhau trong khi vẫn duy trì mối quan hệ họ hàng rõ ràng với nhau, giống như Toumaï và con người chúng ta.
Hai người hợp tác với nhau và chủ yếu áp dụng ba phương pháp khi tạo ra các loài tương lai.
Đầu tiên là "sao chép sinh học": họ cho rằng hậu duệ của một động vật thực (chẳng hạn như ếch) sẽ chiếm lãnh thổ của một động vật hoàn toàn khác, chẳng hạn như cá voi tấm sừng; sau đó họ xem xét những thay đổi thích nghi nào là cần thiết nếu các giả định trên là đúng.
Thứ hai, thực hiện các thay đổi thích nghi đến cùng để hình thành cách sống đặc biệt, chẳng hạn như dơi Gygapterus sống trên không.
Cuối cùng là "thay đổi cơ bản": tức là đặt hậu duệ của một động vật thật vào một môi trường hoàn toàn khác. Trong tương lai tưởng tượng này, hậu duệ của Toumaï, tức là con người chúng ta đã tuyệt chủng.
Nosferapoda kinskii: Quái vật hút máu ban đêm
Chiều cao: 50 cm. Đặc điểm: Lông dài ở lưng có thể hút và lưu giữ sương. Nơi sống: đồng bằng khô cằn.
Loài sinh vật này có chiều cao 50 cm và lông dài ở lưng có thể hút và lưu giữ sương đêm. Vào buổi sáng, chúng sẽ liếm lông lưng để uống nước. Nơi sống chủ yếu của loài này là những đồng bằng khô cằn.
Dơi quỷ Châu Mỹ - một loài dơi mũi lá nhỏ có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Nó là một trong ba loài dơi quỷ còn tồn tại, hai loài con lại là dơi quỷ chân lông và dơi quỷ cánh trắng. Chúng chỉ ăn máu động vật có vú, chủ yếu là các loài gia súc. Dơi quỷ tiến lại gần con mồi vào ban đêm khi con mồi đang ngủ.
Mặc dù Nosferapoda có tay chân giống khỉ đột, nhưng khuôn mặt của nó lại tiết lộ rằng đây là hậu duệ của loài dơi. Chỉ là ở thời điểm này, chúng đã rời khỏi bầu trời, tạm biệt đôi cánh của mình và định cư trên mặt đất: các chi từng mỏng manh (các ngón tay rất dài) trở nên dày hơn, bốn trong số năm ngón tay (dùng để mở màng cánh) cũng trở nên ngắn hơn, và ngón tay cái đã phát triển thành vũ khí!
Giống như tổ tiên của nó - Dơi quỷ Châu Mỹ, Nosferapoda là một thợ săn. Khi màn đêm buông xuống, nó sử dụng sóng siêu âm để tìm con mồi. Xung quanh mũi của nó cũng có các cảm biến nhiệt, có thể phát hiện ra các loài động vật máu nóng để sau đó tiến lại gần hút máu.
Talpidornis sechani: Vừa là chuột chũi, mà cũng vừa là chim
Loài này có chiều dài cơ thể khoảng 30 cm, và đặc điểm chính là bị mù, lông vũ tiến hóa thành những lông tơ. Nơi sinh sống: dưới lòng đất ở những vùng đồng bằng khô cằn. Tổ tiên của chúng là loài chim Dinemellia dinemelli - chim Trâu thợ dệt đầu trắng.
Chim Dinemellia dinemelli sống ở miền đông Châu Phi, chúng sống theo bầy đàn và là một loài ăn tạp.
Không thể tin được. Sau 10 triệu năm, loài chim này đã trải qua những thay đổi cực kỳ khó khăn để thích nghi với cuộc sống dưới lòng đất: đôi cánh co lại thành chi có hình dáng giống như cuốc chim (tàn dư của xương cánh) để đào đất, chi sau trở nên khỏe hơn để đẩy đất thừa trong quá trình đào hang, và cơ thể của chúng cũng trở nên lớn hơn. Để thích nghi với cuộc sống dưới lòng đất, lông vũ của chúng cũng tiến hóa thành các tơ và giống với chuột dũi hoang mạc.
Mặc dù nó đã thay đổi rất nhiều và có vẻ ngoài dường như không còn liên quan tới loài chim, nhưng Talpidornis vẫn giữ một số đặc điểm của tổ tiên nó. Giống như loài tổ tiên, chúng sống cuộc sống xã hội có tổ chức và xây dựng những tổ ấp phức tạp. Tổ của chúng có hành lang ngầm và có những phòng riêng biệt để chứa trứng và thức ăn - gần giống với cấu trúc của một tổ kiến.
Toàn bộ các thành viên trong đàn của chúng đều có sự phân công lao động rõ ràng dưới sự cai trị của "nữ hoàng": một số chịu trách nhiệm vận chuyển và xây dựng, một số chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, và một số là chiến binh. Các "tòa nhà" của chúng thậm chí có thể vươn cao lên trên mặt đất, nhưng những "tòa nhà" này thường bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh với các đàn lân cận.
Scolopendra Volans
Chiều dài: 30 cm. Đặc điểm: Cơ thể dẹt như rận hoặc rệp. Nơi sống: Tán rừng nhiệt đới .
Loài tổ tiên: Rết khổng lồ Việt Nam.
Scolopendra volans là một loài biết bay và cacshbay của chúng tương tự như sóc bay và thằn lằn lượn: nhảy từ độ cao của cây và lướt đến điểm xa nhất bằng cách sử dụng cơ giống như đôi cánh.
Ngoài ra, với sự trợ giúp của một kỹ thuật săn mồi đáng kinh ngạc, nó có thể giết chết con mồi có chiều cao tương đương con người: lướt từ trên cây đến ngay phía trên con mồi, sau đó trực tiếp tiêm nọc độc vào con mồi của chúng.
Gygapterus tropospherus: Vua của bầu trời
Sải cánh: 15 mét (con đực) 12 mét (con cái). Đặc điểm: Các đốm đen trên cánh có thể tích nhiệt vào ban ngày và tỏa nhiệt vào ban đêm hoặc ở độ cao lớn. Nơi sống: trong suốt cuộc đời của mình, chúng bay lên bầu trời ở độ cao từ 5.000 đến 7.000 mét.
Tổ tiên hiện tại: Dơi mũi chó Brazil.
Gygapterus sẽ là một trong những loài động vật bay có thể bay đến độ cao lớn nhất kể từ thời cổ đại - 7.000 mét. Thành tựu này trước hết là do trọng lượng của nó: vì xương rỗng nên trọng lượng của nó chỉ là 50 kg. Sải cánh dài 15 mét cho phép nó bay lên không trung một cách dễ dàng ngay khi gặp không khí nóng - hơi giống với cách bay của chim ăn thịt hiện nay.
Tất nhiên, điều này cũng đặt ra một số câu hỏi. Đầu tiên, ở độ cao 7.000 mét, oxy trở nên loãng hơn, vậy thì chúng thở như thế nào? May mắn thay, phổi của Gygapterus đủ lớn và phân nhánh khắp cơ thể để đảm bảo cung cấp oxy cho các cơ quan khác nhau.
Để tồn tại, các "tấm pin mặt trời" đã phát triển trên đôi cánh của Gygapterus, những đốm đen có thể tích trữ nhiệt và phân phối nhiệt theo nhu cầu của các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Tyrannornis rex - siêu động vật ăn thịt
Chiều cao: 2,5 mét (con cái) 3 mét (con đực). Đặc điểm: do sự kích hoạt lại gen của loài khủng long đang ngủ trong loài vẹt, chúng có những chiếc răng sắc nhọn ở mỏ. Nơi sống: rừng và vùng ngập mặn.
Tổ tiên hiện tại: Vẹt xám Châu Phi.
Đây là một trong những kẻ săn mồi cuối cùng còn tồn tại trên mặt đất 10 triệu năm sau: một loài chim trên cạn dưới dạng khủng long bạo chúa, hậu duệ trực tiếp của loài vẹt. Loài này sẽ sống theo bầy đàn - khoảng 15 con Tyrannornis sẽ tạo thành một đàn riêng biệt để sống cùng nhau, và thủ lĩnh thường là một trong các cặp vợ chồng trong đàn.
Trong thời kỳ đói kém, chúng có thể trở thành đội quân xâm chiếm lãnh thổ của các đàn lân cận. Giống như tổ tiên của chúng, những con chim khổng lồ này sử dụng ngôn ngữ phức tạp và có âm tiết rõ ràng, nhưng dung tích phổi của chúng lớn hơn nhiều khi so với loài tổ tiên: tiếng gọi của chúng có thể được nghe thấy từ cách xa hàng chục km.
Chỉ có một kẻ thù duy nhất: Neoviraptor, hậu duệ xa của loài quạ, rất tinh ranh và thích ăn những quả trứng khổng lồ do Tyrannornis đẻ ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng