1001 thắc mắc: Loài rắn sát thủ nào biết rung chuông?
'Hoang mang' trước rắn hổ mang chúa dài hơn 3 m xuất hiện giữa trung tâm dân cư đông đúc / Bí ẩn bao trùm kỳ án hàng chục con rắn và trăn quý giấu trong vỏ gối
Rắn đuôi chuông (Có tên khoa học là Rattlesnake) hay còn được gọi là rắn rung chuông, được biết đến là một loài rắn cực độc có tiếng là sát thủ trongthế giới bò sát, nọc độc của chúng có thể kết thúc đối phương trong thời gian ngắn ngủi.Rắn đuôi chuôngsống chủ yếu ở châu Mỹ, tổng cộng trên thế giới hiện naycó tất cả 32 loàivới số lượng phân loài là từ 65-70. Sự đa dạng về loài khiến chúng trở nên hấp dẫn sự hiếu kỳ của con người rất nhiều.
Vì sao đuôi của chúng phát ra tiếng kêu?
Chúng trở nên khác biệt khi sở hữu một chiếc đuôi lạ thường có thể phát ra tiếng khiến nhiều người tò mò và ít ai biết vì sao. Để trả lời cho câu hỏi này, hai cha con người Mỹ có tên Daniel Markham là những nhà khoa học nghiệp dư đã bóc tách và nghiên cứu bộ phận thú vị này của chúng.
Việc nghiên cứu được tiến hành đơn giản với một con dao sắc nhọn, Daniel Markham đã rạch chiếc đuôi của con rắn và tấm màn bí ẩn đã được hé lộ. Điều ngạc nhiên xảy ra khi 2 người thấy rằng bên trong đuôi rắn hoàn toàn rỗng, vậy điều gì làm nên tiếng kêu?
Điều này được giải thích rằng phần đuôi chuông được cấu tạo từ các lớp chất sừng cứng có tên làkeratin, khi rung lắc với tần số cao kết hợp với cấu trúc rỗng sẽ va đập vào nhau rồi tạo nên tiếng kêu. Một điều thú vị nữa là cứ mỗi lần rắn thay da, phần đuôi này sẽ dày thêm một lớp nữa, vì vậy các nhà khoa học cho rằng đây không phải là căn cứ để tính độ tuổi của chúng.
Mức độ kịch độc
Nằm trongtop 10 những loài rắn độc nhất thế giới, chất động từ răng nanh của chúng có thể làm tê liệt các hệ thần kinh con mồi và giết chết chúng chỉ trong vài phút, con người đương nhiên cũng không phải ngoại lệ.
Với một vết cắn của rắn đuôi chuông, nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến tim bạn ngừng đập trong thời gian vô cùng ngắn. Một chút độc khi ngấm vào vết thương sẽ đi theo đường máu, phá vỡ các tế bào thành mạch rồidẫn đến hiện tượng chảy máu trong.
Thời gian “làm tình” của chúng có thể kéo dài đến 22 tiếng mỗi lần
Tuy độc, nhưng rắn đuôi chuông góp phần không nhỏ trong việc đem lại sử ổn đị về hệ sinh thái bởi chúngthích ăn thịt những loài gặm nhấm, đặc biệt là chuột.
Cách mà chúng săn mồi vô cùng đơn giản, chỉ cần đợi con mồi đi qua, nằm sẵn trong hang và tóm gọn. Những kẻ xấu số sẽ ra đi rất nhanh chóng khi bị dính độc. Một vài trường hợp có thể trụ vững trong ít phút thì cũng không hề có điều may mắn nào xảy ra khiến chúng thoát chết, con rắn sẽ đi theo mùi của con mồi và từ từ thưởng thức bữa ăn của mình.
Ngoài những thông tin trên, có một điều thú vị mà bất cứ ai cũng phải nể loài động vật này là thời gian “làm tình” của chúng có thể kéo dài đến 22 tiếng mỗi lần.
7 câu chuyện thú vị về loài rắn
1.Một con rắn có thể ăn một con rắn dài hơn
Để tìm ra lời giải đáp cho câu đố hóc búa: "Làm thế nào một con rắn vua có thể ăn một con rắn khác dài hơn nó?", Kate Jackson từ Đại học Toronto và đồng nghiệp đã ghi lại một cuộn băng và xem đi xem lại thật kĩ. Con rắn vua nuốt dần con mồi, sau đó tự nén cột sống của nó lại để con mồi đi xuống tiếp. Sau đó nó nôn một phần còn lại ra ngoài.
2. Rắn ăn con của chính chúng
Vào tháng 2 năm 2009, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nhiều bà mẹ rắn đuôi chuông sẽ ăn những đứa con không thể sống sót của mình. Trong nghiên cứu, chúng đã ăn khoảng 11% số lượng trứng và con non. Vậy tại sao? "Một con rắn đuôi chuông cái khi ăn thịt con của chúng sẽ phục hồi lại được năng lượng đã mất trong lúc sinh mà không phải ra ngoài săn tìm thức ăn, một hành động nguy hiểm đòi hỏi nhiều thời gian và một lượng năng lượng khổng lồ," Estrella Mociño và Kirk Setser - hai nhà nghiên cứu tại Đại học Granada, Tây Ban Nha - cho biết.
3. Rắn có thể "bay" xa đến 15 mét
Nếu một con rắn cây thiên đường muốn chuyển từ cây này sang cây khác mà không muốn bò xuống, chúng bay. Thực tế thì đúng ra phải là chúng "trượt". Để trượt được trên không khí, chúng thường thả mình từ trên cành xuống hoặc chủ động nhảy khỏi cành để có thể trượt xa hơn. Sau đó chúng làm dẹt cơ thể và trượt theo đường lượn sóng S để tạo được sự ổn định trên không.
4. Trăn ăn sạch toàn bộ con mồi, bao gồm cả xương
Một con trăn trưởng thành có thể sống sót cả tháng mà không cần ăn. Nhưng khi chúng ăn, không một phần nào bị bỏ phí. Cơ thể trăn đã phát triển một hệ thống để hút canxi từ bộ xương của con mồi, làm cho bữa ăn của chúng bổ dưỡng hơn. "Do đó, chúng có khả năng đối phó với việc nhịn ăn kéo dài, sau đó ăn những bữa ăn to hơn, tiêu hóa mạnh mẽ hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng tốt hơn," nhà nghiên cứu Jean-Herve Lignot của Đại học Louis Pasteur tại Pháp cho biết.
5. Rắn hổ mang thường nhắm vào mắt
Rắn hổ mang phun nọc không thực sự "phun", thay vào đó, các cơ co thắt lại, bóp chặt tuyến nọc của con rắn, ép nọc ra khỏi răng nanh của chúng. Nọc có thể bắn xa đến gần 2 mét, và nếu nọc bắn vào mắt, độc tố thần kinh có thể làm mù mắt bạn. Và chắc chắn là con rắn sẽ nhắm vào mắt bạn. Thêm vào đó, nọc độc được bắn ra không phải theo một dòng mà là một tia xịt với dạng hình học nhất định, rất phù hợp để bay thẳng vào mắt bạn.
6. Con rắn nhỏ nhất thế giới có thể cuộn tròn trên một đồng xu
7. Rắn có thể sống trong vài tháng mà không cần thức ăn
Thử tưởng tượng rằng bạn không ăn gì trong vài tháng, nhưng vẫn có thể đốt cháy năng lượng, phát triển chiều cao, thậm chí là có sức khỏe tốt. Marshall McCue tại Đại học Arkansas đã bỏ đói 62 con rắn- rắn chuột, rắn đuôi chuông và trăn hoàng gia - trong vòng 6 tháng, điển hình cho những con rắn ngoài tự nhiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'
Ảnh minh họa