1001 thắc mắc: Những loài vật nào có khả năng kháng độc tuyệt diệu?
'Khóc thét' với loài vật cưng kinh dị nhất Việt Nam / Cuộc sống viên mãn của loài vật cả đời ôm... cục phân
Từ loài cá hề đến loài rắn Mỹ không nọc độc, ễnh ương hay chồn mật, các loài vật này đã được thiên nhiên ban tặng món quà giúp chúng bảo toàn mạng sống. Một con mồi, nếu có các biện pháp đối phó với kẻ săn mồi, sẽ có thể thay đổi cán cân giữa sự sống và cái chết.
Ảnh minh họa
Sóc đất (Ground Squirrels)
Nếu tự vệ bằng chân tay không thành, loài sóc đất này sẽ sử dụng hệ miễn dịch kháng độc của mình như một biện pháp cuối cùng để chống lại kẻ săn mồi đáng sợ - rắn chuông. Nọc độc rắn chuông là một vũ khí chết người, làm con mồi bị mất máu nghiêm trọng dẫn đến chết.
Chồn mật (Honey Badger)
Chồn mật rất thích ăn mật, vì thế chúng thường tấn công các tổ ong mật để cướp mật và nhộng. Ngoài ra chúng cũng ăn bất cứ thứ gì, từ những con linh dương con cho đến báo cheetah con, và các loài rắn độc cũng là một món ăn dễ xơi đối với chúng. Các nhà động vật học chưa biết rõ chuyện gì xảy ra đối với hệ miễn dịch cũng như thần kinh của chồn mật (vì chúng quá gan dạ), nhưng thực tế là chúng thường đi săn các loài rắn hổ mang cho bữa ăn tối.
Có một trường hợp được ghi chép lại: một con chồn mật tấn công và giết được một con hổ mang, nhưng trước đó hổ mang đã cắn vào mặt nó. Con chồn này sau đó nằm yên bất động như đã chết, nhưng một lúc sau nó tỉnh dậy và ăn chiến lợi phẩm của mình như chưa có chuyện gì xảy ra.
Ễnh ương (Bullfrogs)
Loài ễnh ương chỉ được miễn dịch khi đến tuổi trưởng thành. Lúc còn ở giai đoạn nòng nọc, chúng rất dễ bị tổn thương bởi nọc độc của các loài rắn nước nên là món mồi ngon của chúng. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành chúng lại tự phát triển được khả năng kháng độc với cả rắn nước và rắn cạn. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ chúng có được khả năng này bằng cách nào, nhưng sự miễn dịch này rõ ràng rất có ý nghĩa với chúng: vì ở tuổi trưởng thành chúng sống trên cạn nên chúng cần có vũ khí để đối phó với những kẻ săn mồi ở môi trường này.
Lửng mật ong
Lửng mật ong là một loài động vật có vú trong họ chồn, xuất hiện ở châu Phi, Tây Nam Á, và tiểu lục địa Ấn Độ. Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 23- 28 cm với chiều dài cơ thể 55- 77 cm, với đuôi dài 12- 30 cm. Con cái nhỏ hơn con đực.
Lửng mật ong là một loài ăn thịt và ít bị săn trong tự nhiên vì lớp da dày của nó và khả năng phòng vệ rất dữ dội. Chúng có thể giết chết một con rắn nhanh chóng từ phía sau nhờ vào hàm răng nanh sắc nhọn, nó “ngấu nghiến” một con rắn dài 1,5 m chỉ trong 15 phút.
Ngoài ra, Lửng mật ong còn nổi tiếng với khả năng đề kháng độc. Các nhà khoa học đã chứng kiến lửng mật ong bị rắn hổ lục (một loài rắn có nọc rất độc) cắn, tuy nhiên chỉ sau 2 tiếng, Lửng mật ong tỉnh dậy như chưa có điều gì xảy ra. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đặc biệt này của lửng mật ong nhằm tìm ra chất chống nọc rắn tự nhiên.
Rắn Mỹ không độc (King snake)
Cuộc sống đối với loài rắn chuông có lẽ hơi khắc nghiệt. Trong lúc phải vất vả săn những con sóc không chết vì nọc độc của mình, chúng cũng phải luôn ngó chừng phía sau cảnh giác một “kẻ ám sát” hay lảng vảng ở những vùng đất hoang. Rắn Mỹ không có độc, nhưng chúng lại được miễn dịch với nọc độc rắn chuông và lại rất thích ăn rắn chuông. Vì không có nọc độc để hạ sát con mồi nên nó dùng cách bạo lực hơn: siết con mồi cho đến chết rồi nuốt nguyên con.
Cá hề (Clownfish)
Cá hề thật ra không được miễn dịch với độc tố của các loại hải quỳ, nhưng chúng vẫn sống nhởn nhơ giữa hàng trăm xúc tu đầy nọc độc. Cả 28 loài cá hề đều có một lớp màng nhầy bao bọc cơ thể chúng, giúp ngăn chặn hải quỳ phóng ra những nang trâm độc. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ cá hề lấy những chiếc “áo giáp” này ở đâu và bằng cách nào, hoặc là chúng tự sản xuất hoặc là chúng lấy từ hải quỳ khi cọ mình vào những chiếc xúc tu.
Cầy mangut (Mongooses)
Cầy mangut (Mongoose) nổi tiếng là kẻ thù không đội trời chung với các loại rắn, ngay cả rắn hổ mang cực độc hay rắn mamba đen có lượng nọc mỗi lần cắn đủ để giết chết 80 người trưởng thành cũng không phải là đối thủ.
Loài cầy Mangut sử dụng hàm răng sắc nhọn cùng tốc độ di chuyển cực nhanh để hạ gục đối thủ. Cùng với đó, bộ lông dày có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của bất cứ loài rắn độc nào, chỉ chưa đầy 2 phút cầy mangut đã hạ gục được con rắn hổ mang.
Một vũ khí bí mật nữa đến từ con cầy mangut chính là đôi mắt. Trước khi tấn công, chúng sẽ nhìn chằm chằm vào con rắn khiến rắn bất động, sau đó nhanh chóng tung cú đớp giữa thân rắn rồi dùng bữa ngon lành.
Đặc biệt, cầy mangut lại miễn dịch với nọc độc của loài rắn hổ mang. Sau khi đánh chén xong loài rắn cực độc này, cầy mangut chỉ cần nghỉ ngơi 1 thời gian ngắn thì sức khỏe nó lại hồi phục như bình thường.
Nhím Hedgehog
Ít ai nghĩ một loài động vật chậm chạp như loài nhím Hedgehog lại là “nỗi sợ hãi” của rắn độc. Nhím Hedgehog có thể “làm thịt” rắn độc bởi đơn giản chúng có một loại áo giáp lợi hại nhờ vào chính bộ lông đầy gai nhọn, cộng thêm khả năng miễn dịch nọc độc của rắn gấp từ 35 đến 45 lần so với lợn Guinea và chịu được lượng độc asen gấp 25 lần con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?