1001 thắc mắc: Vì sao rồng Komodo cái 'đoản mệnh' hơn con đực?
Cuộc chiến tranh mồi đẫm máu của rồng Komodo / Kịch chiến bất phân thắng bại, rồng Komodo "chơi bẩn" để hạ đối thủ
Rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất và lớn nhất trong số những loài còn tồn tại trên Trái đất. Nó có thể dài tới hơn 3 mét, nặng 166 kg và là kẻ săn mồi kinh hoàng đối với nhiều con vật. Có những thông tin (nhưng chưa được kiểm chứng) rằng có loài rồng Komodo sống ở các khu rừng nhiệt đới phía bắc Australia với kích thước lớn gấp 3 lần rồng Komodo ở Indonesia, tức dài gần 10m.
Các nhà khoa học đã phát hiện những hóa thạch của loài rồng Komodo ở bang Queenland (Australia) và chúng được cho là đã biến mất cách đây 19.000 năm với kích thước lớn gấp 2 lần rồng komodo hiện nay đang sinh sống.
Ảnh minh họa
Vì sao rồng Komodo cái “đoản mệnh” hơn con đực?
Lý giải hiện tượng này, một nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu 400 cá thể rồng Komodo từ năm 2002-2010 ở miền đông Indonesia.
Kết quả cho thấy, các con đực và con cái cùng kích cỡ cơ thể khi đến tuổi trưởng thành về giới tính, vào lúc khoảng 7 tuổi. Nhưng về sau con cái phát triển chậm hơn và chỉ dài khoảng 1,2 mét, nặng 22kg. Còn con đực dài 1,6 mét và nặng 65kg.
Tốc độ tăng trưởng này có thể được xem như một sự thích nghi tiến hóa để đảm bảo hoạt động sinh sản được thành công. Các con cái thường nhỏ hơn do chúng dồn năng lượng vào sản xuất trứng, làm tổ và bảo vệ tổ. Trong khi con đực to lớn để có thể cạnh tranh với các con đực khác trong cuộc giành giật bạn tình và lãnh thổ.
Tuy nhiên, chính việc đầu tư vào sinh sản của con cái đã dẫn tới sự khác biệt lớn về tuổi thọ của nó với con đực.“Trong quá trình đẻ trứng và làm tổ kéo dài suốt 6 tháng, con cái giảm cân rất nhiều và suy nhược cơ thể trầm trọng”, Tim Jessop, một nhà động vật học tại Đại học Melbourne cho biết.
Mặc dù hiện nay rồng Komodo có khoảng 5.000 cá thể còn sống trong tự nhiên, nhưng chỉ có 350 con cái giống còn sống. Các con cái chết sớm làm tăng thêm tính khốc liệt trong cạnh tranh của các con đực và gây ra tình trạng lưỡng tính ở loài này. Vì thế, rồng Komodo đang được xếp vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực
Rồng Komodo - loài bò sát lớn nhất thế giới- có khả năng sinh con mà không cần tới sự thụ tinh từ con đực. Các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự, và việc sinh sản đơn tính này chỉ xuất hiện ở khoảng 70 loài động vật có xương sống.
Charlie, một cá thể rồng Komodo cái ở sở thú Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ đã đẻ ra 3 quả trứng và ấp nở thành các con con mà không cần giao phối với bất cứ con đực nào.
Theo CNN, mặc dù Charlie đã được ghép đôi với một con đực có tên là Kadal với hy vọng chúng sẽ giao phối và sinh sản hữu tính, nhưng cuối cùng thì không hiểu lý do gì mà Charlie lại sinh ra 3 con con thông qua quá trình sinh sản đơn tính, tức là không cần sự tham gia của một con đực.
Rồng Komodo cái chỉ mang theo nhiễm sắc thể giới tính WZ, trong khi rồng Komodo đực thì mang nhiễm sắc thể giới tính ZZ. Khi việc sinh sản đơn tính xuất hiện, con mẹ chỉ có thể tạo ra các nhiễm sắc thể WW hoặc ZZ, nhưng vì trứng WW không thể tồn tại nên tất cả những con con được sinh ra theo quá trình này đều mang nhiễm sắc thể ZZ - tức là đều là những con đực.
Trứng rồng sẽ to lên theo thời gian
Khác với các loài khác, trứng của rồng dai và dính như cao su và to lên khi rồng con bên trong phát triển. Mỗi lần con cái thường để 20 trứng ở trong tổ đã được vùi cát.
Điều ngạc nhiên nữa là, lúc trứng gần nở sẽ lớn hơn 50% so với lúc trứng mới đẻ. Và nó mất khoảng 8 tháng để rồng con trong trứng phát triển và nở vào tháng 4 hàng năm.
Rồng con chui ra ngoài bằng cách sử dụng chiếc răng sắc nhọn đặc biệt có tên gọi là “răng trứng” và chiếc răng này sẽ gãy ngay khi rồng bắt đầu cuộc sống tự do. Ngay khi chào đời, nó không được bảo vệ bởi bồ mẹ và phải tự đi kiếm ăn. Do vậy mà đa số bị ăn thịt bởi kẻ thù.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Hai trong số ba con rồng Komodo con được sinh sản đơn tính từ con mẹ Charlie. (Ảnh: Vườn thú Chattanooga).